Tải bản đầy đủ - 0trang
- Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài
học; phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của HS.
- Cách chơi: GV giới thiệu qua ơ chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng
dọc từ chìa khố nằm ở hàng nào. Sau đó GV lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để
HS xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ơ
chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ
hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ơ từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là
người chiến thắng.
* Trò chơi ghép hình đúng
Trò chơi xếp hình đúng có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một
hình hồn chỉnh, có thể là xếp các hình với những mảnh ghép ghi nội dung có
chung đặc điểm vào một nhóm, một thể loại. Để tổ chức trò chơi này, GV cần có
sự chuẩn bị sẵn các mảnh ghép. Những mảnh ghép đó có thể là hình ảnh, có thể
là chữ viết thể hiện nội dung.
- Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo giúp HS nhớ lại nội dung
bài học một cách logic.
- Cách chơi: GV treo một số hình ảnh và một số mảnh ghép ghi nội dung
liên quan đến bài học lên bảng. Tuỳ vào mục đích bài học mà GV cho HS xung
phong lên xếp những mảnh ghép thành một hình hồn chỉnh hoặc xếp những
mảnh ghép có ghi nội dung tương ứng với một hình ảnh nào đó theo yêu cầu của
GV, đội nào xếp các mảnh ghép đúng hoàn thành trong thời gian ngắn hơn sẽ là
đội chiến thắng.
* Trò chơi trả lời nhanh
Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng các gói câu hỏi.
- Mục đích: Giúp HS tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản
ứng nhanh về các nội dung đã được học.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị các gói câu hỏi và đáp án cho các đội chơi, thẻ
điểm …
- Cách chơi: Chia nhóm. Mỗi đội chọn cho mình một gói câu hỏi. Cử đại
diện người để lên trả lời câu hỏi. Cuối cùng GV tổng kết đội nào có nhiều câu
trả lời đúng và số điểm cao nhất thì đó là đội chiến thắng.
Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tơi thấy bài giảng hấp dẫn
và lôi cuốn HS, HS bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng linh
hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THPT, lưu ý phải phù hợp bài học,
phù hợp với thực tế HS, thực tế ở địa phương.
b. Sử dụng thí nghiệm (TN) để thiết kế tình huống có vấn đề (THCVĐ)
* Vai trò của TN trong việc xây dựng THCVĐ trong DH hóa học
Trong q trình DH nói chung, DH hóa học nói riêng, TN giữ vai trò rất
quan trọng như một bộ phận không thể thiếu được. TN được coi là nguồn kiến
4
thức để hình thành các khái niệm, định luật, học thuyết hóa học cơ bản và là cầu
nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Thông qua việc quan sát và tiến hành TN, HS
nắm kiến thức sâu sắc và bền vững, đồng thời cũng có hứng thú say mê trong
học tập.
Tuy nhiên, đối với TN còn có một ưu thế đặc biệt nữa là thơng qua đó để
làm hoạt động hóa người học, phát triển tư duy sáng tạo, hình thành năng lực
phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cho HS nếu như các TN được tiến hành
theo hình thức TN nêu vấn đề. Đó là các TN được dùng để tạo nên các THCVĐ
trong DH hóa học. TN nêu vấn đề có lợi thế trước hết ở đặc tính trực quan sinh
động của đối tượng nghiên cứu. Đó là tình huống bất ngờ, sự khơng bình thường
của phản ứng hóa học xảy ra trong TN như biến đổi màu sắc, thay đổi trạng thái,
hoặc cháy hay nổ ngồi dự kiến của người quan sát. Chính những dấu hiệu
khơng bình thường này đã lơi cuốn sự chú ý của HS và tạo ra thế năng tâm lý
muốn nghiên cứu, muốn tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng khác thường
trong TN. Khi quan sát và suy nghĩ về các TN nêu vấn đề, HS thấy được mâu
thuẫn (THCVĐ) về nhận thức. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xây dựng giả
thuyết để tìm ra con đường giải quyết vấn đề. Như vậy, TN nêu vấn đề sẽ đặt HS
vào vị trí của người nghiên cứu, tìm tòi một cách sáng tạo để giải quyết nhiệm
vụ đặt ra.
TN dạng này khơng chỉ dùng cho việc cung cấp kiến thức, hình thành các
khái niệm mà còn được dùng để sửa các lỗi về nhận thức của HS và hiệu chỉnh
các kiến thức về các vấn đề riêng biệt trong chương trình hóa học. Trong q
trình hồn thành các TN nêu vấn đề, HS thường đi đến kết luận có tính chất tổng
quát một cách thỏa mãn đồng thời cũng phát triển được kĩ năng của mình. Việc
giải quyết những vấn đề chưa rõ ràng trong nhận thức bằng thực nghiệm sẽ khơi
dậy tính độc lập sáng tạo của HS.
Như vậy, khơng phải bất kì TNHH nào cũng có thể sử dụng để tạo ra
THCVĐ trong giờ học. TN được dùng để tạo ra THCVĐ là loại TN mà qua đó
có thể đặt ra và giải quyết các vấn đề học tập khác nhau. Tức là qua TN phải nảy
sinh được một trong các tình huống, các vấn đề trong DH hóa học như: tình
huống nghịch lí – bế tắc, tình huống lựa chọn và tình huống nhân quả.
* Những định hướng khi lựa chọn TN để tạo THCVĐ
Những định hướng khi lựa chọn TN là cơ sở quan trọng để thiết kế hệ
thống TN tạo THCVĐ. Chính vì vậy, tơi xin tổng hợp và đề xuất các định hướng
lựa chọn TN như sau:
Phải có nội dung gắn bó với bài giảng, xem như một phần của bài giảng.
Vai trò của TN là phục vụ cho trọng tâm bài giảng, cho nội dung kiến thức mà
HS cần lĩnh hội. Nhờ TN mà trọng tâm bài học được làm nổi bật, như thế HS
mới nhớ lâu kiến thức, vì vậy nội dung TN khơng được xa rời bài giảng.
5
Có nội dung bắt đầu từ cái quen thuộc đi đến cái bất thường
Nội dung phải tồn tại một vấn đề mà trong đó bộc lộ mâu thuẫn giữa cái đã
biết và cái phải tìm, HS phải vượt qua một khó khăn trong tư duy hoặc hành
động mà vốn hiểu biết sẵn có chưa đủ để vượt qua. Điều chưa biết đó sẽ được
khám phá trong THCVĐ mà TN đặt ra. Nội dung các TN này cần dựa vào sự
hiểu biết về những hiện tượng và các qui luật đã biết của HS. Nền tảng kiến thức
đã có sẽ giúp cho HS tích cực suy nghĩ, nhanh chóng tìm ra được phương hướng
giải quyết vấn đề.
Có nội dung hợp lý và có tính logic chặt chẽ
Nội dung bắt nguồn từ những cái quen thuộc đi đến những cái bất thường
một cách bất ngờ nhưng phải logic, hợp lý. Cần làm cho HS thấy rõ, trong họ
chưa có ngay lời giải, nhưng đã có một số kiến thức, kĩ năng liên quan đến vấn
đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ thì có nhiều hy vọng giải quyết được vấn
đề đặt ra.
Chứa đựng hoàn cảnh có vấn đề gây ra nhu cầu nhận thức cho người học
Khơng phải TN nào cũng có thể sử dụng để tạo THCVĐ trong giờ học. Nội
dung TN tạo tình huống phải đặt ra và giải quyết được các vấn đề học tập khác
nhau.
Vừa sức, không quá đơn giản, không quá phức tạp, phù hợp với khả năng
HS để tạo niềm tin.
Một vấn đề đưa ra tuy có hấp dẫn nhưng nếu cao quá hoặc đơn giản quá so
với khả năng vốn có của HS thì khơng gây ra nhu cầu nhận thức nào cả. Điều
này nếu diễn ra nhiều lần thì sẽ dẫn đến mất hứng thú học tập, mất niềm tin vào
khả năng nhận thức của HS.
Có tác dụng kích thích tư duy và gây hứng thú cho người học
TN tạo tình huống có lợi thế trước hết ở đặc tính trực quan sinh động của
đối tượng nghiên cứu. Đó là những tình huống bất ngờ, sự khơng bình thường
của phản ứng hóa học xảy ra trong TN như biến đổi màu sắc, thay đổi trạng thái,
hoặc cháy nổ ngồi dự kiến của người quan sát. Chính những dấu hiệu khơng
bình thường này đã lơi cuốn sự chú ý của HS và tạo ra tâm lý muốn nghiên cứu,
muốn tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng khác thường trong TN.
Được trình bày ngắn gọn, súc tích, đủ ý, rõ ràng.
Nội dung phải được thể hiện thành công bằng TN.
TN là phương tiện trực quan chính yếu, được dùng phổ biến và giữ vai trò
quyết định trong quá trình DH. Do đó nội dung lựa chọn cần được tiến hành TN
trước để kiểm tra sự chính xác và chuẩn bị dụng cụ TN cho phù hợp.
* Những bước khi sử dụng TN để tạo THCVĐ
Khi dùng TN hóa học để tạo THCVĐ, GV cần tổ chức các hoạt động học
tập của HS theo 6 bước như sau:
6
1. GV giới thiệu TN cần nghiên cứu
2. Tổ chức cho HS dự đốn hiện tượng TN sẽ xảy ra theo lí thuyết (trên cơ
sở kiến thức HS đã có)
3. Chuẩn bị hoá chất, tiến hành TN hoặc hướng dẫn HS tiến hành TN
Trong DH hóa học, TN dùng để tạo tình huống có thể được thực hiện ở các
dạng: TN biểu diễn của GV, TN nghiên cứu của HS khi học bài mới.
TN được dùng để tạo tình huống do HS thực hiện có thể tiến hành theo 2
mức độ:
GV nêu vấn đề nghiên cứu, HS làm TN và xuất hiện (nảy sinh) THCVĐ.
GV hướng dẫn HS xây dựng giả thuyết khoa học và lập kế hoạch giải quyết vấn
đề. Sau đó là xử lý kết quả và nêu kết luận khoa học.
Ở một mức độ cao hơn, GV chỉ nêu vấn đề nghiên cứu, HS độc lập tiến
hành TN và cũng nảy sinh THCVĐ. HS tự xây dựng giả thuyết khoa học, tiến
hành các TN trong kế hoạch giải quyết vấn đề. Sau đó tự phân tích, xử lý kết quả
và rút ra kết luận khoa học.
Tổ chức cho HS giải quyết vấn đề (GV hướng dẫn HS hoặc HS độc lập giải
quyết vấn đế).
Khi giải quyết vấn đề có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thu thập
những dự đoán, câu hỏi, cách giải quyết vấn đề…
Cần kết luận về kiến thức và con đường tìm kiếm, thu nhận kiến thức.
* Qui trình dạy HS giải quyết vấn đề trong các bài có sử dụng TN
tạo tình huống
Dựa vào qui trình chung dạy HS giải quyết vấn đề đã nêu ở trên. Kết hợp
với đặc điểm bài học và đặc điểm của các TN nêu vấn đề được trình bày trong
giờ học, tơi đề xuất qui trình dạy HS giải quyết vấn đề trong các bài có sử dụng
TN tạo tình huống như sau:
Bước 1: Đặt vấn đề
Biểu diễn lại TN đã quen biết theo qui luật nào đó, hoặc nhắc lại kiến
thức cũ mà HS đã biết và đã hiểu.
Trình bày lại TN trong điều kiện mới (có thể khác về nồng độ, mơi
trường, nhiệt độ, chất tương tự).
Yêu cầu HS có suy nghĩ và nhận xét qua quan sát các dấu hiệu của TN.
Bước 2: Phát biểu vấn đề
Trên cơ sở phân tích những dấu hiệu, hiện tượng đã quan sát được, GV
yêu cầu HS lập mối quan hệ giữa dấu hiệu bề ngoài và bản chất của các quá
trình và trả lời các câu hỏi:
Phản ứng (TN) vừa rồi xảy ra ở điều kiện nào?
Các dấu hiệu đó chứng tỏ phản ứng xảy ra trong TN đã tạo thành những
sản phẩm nào? Có giống với sản phẩm đã biết khơng?
7
Như vậy, ngồi các tính chất đã biết, ngun tố (chất) đang nghiên cứu
còn có những tính chất gì khác?
Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết – nêu giả thuyết
GV yêu cầu HS nhắc lại điều kiện của 2 TN đã trình bày (hoặc biểu diễn
lại các TN đó).
Xác định sản phẩm của phản ứng sau (ở TN thứ hai).
Để giải quyết được vấn đề này, GV yêu cầu HS căn cứ vào những dấu
hiệu đã quan sát được để tổng hợp, phân tích, so sánh, rồi phán đốn xem chất
mới là chất gì. Cũng có thể bằng cách thử chất này bằng các phản ứng đặc trưng
hoặc dùng chất chỉ thị,…, sau đó viết phương trình phản ứng.
Để xác định được tính chất khác của chất nghiên cứu trong điều kiện
mới, GV yêu cầu HS dựa vào việc kết luận về chất mơi tạo thành và phương
trình phản ứng, từ đó xác định sự biến đổi số oxy hóa, xác định trung tâm phản
ứng là nguyên tử hay ion nào? Từ đó xác định những tính chất khác của nguyên
tố (hay chất phản ứng) ở điều kiện mới là gì?
Bước 4 và 5: Lập kế hoạch và giải theo giả thuyết
Vấn đề 1: phản ứng (TN) 2 được tiến hành trong điều kiện: nhiệt độ,
nồng độ, xúc tác, áp suất,…
Vấn đề 2: Chất mới sinh ra ở TN 2 có trạng thái, màu sắc, mùi,…
Chất mới sinh ra có phản ứng đặc trưng với…
Chất mới sinh ra làm chất chỉ thị… đổi màu…
Vậy chất đó là:…
Vậy phương trình phản ứng là:…, phản ứng này thuộc loại… và chất
đang nghiên cứu ngồi tính chất đã biết thì còn có thêm tính chất:… , ở điều
kiện…
Bước 6: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải
Căn cứ vào việc tiến hành TN, kết quả TN và quá trình phân tích so sánh
thì xác nhận kế hoạch giải ở trên là đúng.
Bước 7: Kết luận về lời giải
GV chỉnh lý, bổ sung và chỉ ra những điều cần lĩnh hội
Bước 8: Kiểm tra lại kiến thức vừa tiếp thu và dạy HS tập vận dụng kiến
thức. Cho HS thực hiện TN với một số chất khác tương tự (ở cùng điều kiện
nghiên cứu với TN2).
2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố trong các bài cụ thể
2.3.1. Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu bài học
HS nắm được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hồn (ơ ngun tố, chu kỳ, nhóm).
8
HS rèn luyện kĩ năng:
- Dựa vào dữ liệu ghi trong ơ và vị trí của ơ ngun tố trong bảng tuần
hồn để suy ra được các thơng tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm
trong ô.
- Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố để xác định vị
trí của ngun tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại.
b. Xây dựng hoạt động củng cố bài
- Thí nghiệm biểu diễn: Khiêu vũ cùng các kim loại kiềm
- Mục đích:
+ Giới thiệu một số nguyên tố kim loại kiềm
+ Chứng minh các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất tương tự
nhau
+ Giúp HS khắc sâu được các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong
bảng tuần hoàn
- Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị 1 cốc thủy tinh 100ml, đựng 30ml nước cất
+ Nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein vào cốc
+ Rót 50 ml dầu hỏa lên mặt nước
+ Lấy mẩu nhỏ natri và kali (kích thước bằng hạt đậu xanh) đặt cẩn thận
lên lớp dầu hỏa
- Hiện tượng:
Mẩu natri, kali chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống nước, cứ như thế
khoảng 10 – 12 lần cho đến khi mẩu natri, kali tan hết. Trong khi đó lớp nước
phía dưới từ trong suốt chuyển thành màu hồng.
- Giải thích:
Natri, kali nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với
nước nó lập tức tác dụng với nước, giải phóng khí H 2. Bọt khí H2 bao bọc mẩu
natri, kali và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra
và mẩu natri, kali bị chìm xuống. Dung dịch sau phản ứng có màu hồng là do
sau phản ứng tạo ra dung dịch kiềm.
- PTHH:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2K + 2 H2O → 2 KOH + H2↑
2.3.2. Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron ngun tử của
các ngun tố hóa học
a. Mục tiêu bài học
HS nắm được:
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngồi cùng của ngun tử các ngun tố
nhóm A.
9
- Mối liên hệ giữa cấu hình electron nguyên tử với tính chất của các
ngun tố trong chu kì và trong nhóm A.
b. Xây dựng hoạt động củng cố bài
- Chia lớp thành 8 nhóm (5 – 6 HS/ nhóm)
- Củng cố bài học bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm thơng
qua trò chơi “Rung chng vàng”
- Thể lệ:
+ Có 8 câu hỏi trắc nghiệm
+ Các nhóm trả lời nhanh trong vòng 30s vào bảng phụ
+ Hình thức đấu loại trực tiếp, nhóm có câu trả lời chính xác cuối cùng
giành chiến thắng
Câu 1: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự
nhau, vì vỏ ngun tử các ngun tố nhóm A có:
A. Số electron như nhau.
B. Số lớp electron như nhau.
C. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
D. Cùng số electron s hay p.
Đáp án: C.
Câu 2: Sự biến thiên tính chất của các ngun tố thuộc chu kì sau lại được lặp
lại tương tự như chu kì trước là do:
A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì
trước.
B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì
trước.
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngồi cùng của ngun tử các nguyên tố ở
chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì ban đầu).
D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các ngun tố ở chu kì sau so với chu kì
trước.
Chọn đáp án đúng.
Đáp án: C.
10
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống
chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngồi cùng của nguyên tử các
nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngồi cùng của ngun tử các
nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
B. Trong một chu kì, số electron lớp ngồi cùng của ngun tử các nguyên tố
tăng dần.
C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng
dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.
D. Trong một chu kì nhỏ, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng
dần.
Đáp án: A.
Câu 4: Cho cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố như sau:
X : 1s2;
Y : 1s22s22p63s2;
Z : 1s22s22p63s23p2;
T : 1s22s22p63s23p63d104s2;
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X, Y, Z, T đều là các nguyên tố thuộc nhóm A.
B. X, Y, T có 2 electron ở lớp ngồi cùng và đứng ở vị trí thứ hai trong chu kì.
C. Y, Z, T đều có 2 electron hóa trị.
D. Y và T là những nguyên tố kim loại.
Đáp án: D.
Câu 5: Ngun tố có cấu hình electron hóa trị 4d 25s2 ở vị trí nào trong bảng
tuần hồn?
A. chu kì 4, nhóm VB.
B. chu kì 5, nhóm IVB.
11
C. chu kì 5, nhóm IIA.
D. chu kì 4, nhóm IIA.
Đáp án: B.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngồi cùng thì tạo
thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngồi cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X
là
A. 18.
B. 20.
C. 38.
D. 40.
Đáp án: B.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố Y nhận thêm 1 electron thì tạo thành ion Y¯
có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Trong hạt nhân của Y có 10
nowtron. Số khối của Y là
A. 19.
B. 20.
C. 16.
D. 9.
Đáp án: D.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình [Ne]3s 23p5. Y là ngun tố
cùng nhóm với X và thuộc chu kì kế tiếp. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cấu hình electron nguyên tử của Y là [Ar]4s24p5.
B. X và Y đều là những phi kim mạnh.
C. Các nguyên tố cùng nhóm với X và Y đều có cấu hình electron lớp ngồi
cùng dạng ns2np5.
D. Khi nhận thêm 1 electron, X và Y đều có cấu hình electron của ngun tử
khí hiếm đứng cạnh nó.
Đáp án: C.
2.3.3. Bài 9: Sự biến đổi tuần hồn tính chất của các ngun tố hóa học
a. Mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngồi cùng của ngun tử
(ngun tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hóa học các
ngun tố trong cùng một nhóm A.
12
- Sự biến đổi tuần hồn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự
biến đổi tuần hồn tính chất của các ngun tố.
* Kĩ năng
- Dựa vào cấu hình electron nguyên tử suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm
cấu hình electron lớp ngồi cùng.
- Dựa vào cấu hình electron xác định nguyên tố s, p.
b. Xây dựng hoạt động củng cố bài
- GV sử dụng powerpoint hỗ trợ để xây dựng hệ thống các câu hỏi củng
cố
- Chia lớp thành 8 nhóm (5 – 6 HS/ nhóm)
- Củng cố bài học bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm và tự
luận thơng qua trò chơi “Vòng quay may mắn”
- Thể lệ:
+ Có 9 ơ số, tương ứng với 9 câu hỏi.
+ Mỗi nhóm chọn 1 câu hỏi bất kỳ, trả lời đúng, được 1 lượt quay vòng
quay may mắn và giành điểm số tương ứng của câu hỏi đó.
+ Kết thúc 9 câu hỏi, nhóm nào có tổng số điểm cao nhất sẽ giành chiến
thắng.
Hình 1: Hình ảnh minh họa trò chơi “Vòng quay may mắn”
Câu 1: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng:
A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.
B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Đáp án: A.
13
Câu 2: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Đáp án: A.
Câu 3: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm
điện?
A. Li, Na, C, O, F.
B. Na, Li, F, C, O.
C. Na, Li, C, O, F.
D. Li, Na, F, C, O.
Đáp án: C.
Câu 4: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim
loại?
A. Li, Be, Na, K.
B. Al, Na, K, Ca.
C. Mg, K, Rb, Cs.
D. Mg, Na, Rb, Sr.
Đáp án: C.
Câu 5: Hợp cất khí của ngun tố R với hidro có cơng thức hóa học RH 4.
Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố
R thuộc chu kì
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án. B.
RH4 → RO2
Ta có: %mR = R.100% / (R + 32) = 46,67% → R = 28 (Si)
14