CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Tải bản đầy đủ - 0trang
giáo dục và phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã
được xác định trong Nghị Quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa
đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều 2.4, đã ghi “Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên”.
1.1.3. Thế nào là tích cực và hứng thú trong học tập?
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Để tồn tại và phát triển,
con người luôn phải chủ động và hăng hái cải biến mơi trường tự nhiên. Bởi vậy, hình
thành và phát triển tính tích cực là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực học hỏi về bản chất là tính tích cực nhận thức, đặc điểm ở khát vọng
thơng hiểu, có nghị lực cao trong q trình chiếm lĩnh tri thức.
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học hỏi liên tưởng trước tiên với động
cơ học hỏi. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú
và tự giác là hai nhân tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc
lập. Nghĩ suy độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, tính tích cực sẽ phát triển
sự hứng thú, bồi dưỡng động cơ học hỏi. Tính tích cực học hỏi thể hiện ở những dấu
hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, nhận xét các câu trả lời của bạn,
mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề đặt ra; hoặc nêu thắc mắc, đòi hỏi
giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học để tiếp nhận thức kiến thức mới; say mê hoàn thành các bài tập, khơng nản chí
trước những tình huống khó khăn… Tính tích cực học tập biểu hiện qua các cấp độ từ
thấp lên cao như: Bắt chước, tìm tòi và sáng tạo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Khi nói về thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở các trường phổ thông, GSNGND Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam đã nhận định: “ Vấn
đề đánh giá thực trạng dạy, học môn Lịch sử hiện nay không phải bây giờ mới đặt ra
nhưng giờ đây đã được dư luận quan tâm rất nhiều trên các phương tiện truyền
thơng, đặc biệt là sau kì thi đại học những năm vừa qua. Có những năm kết quả thi
tuyển sinh môn Lịch sử đã thực sự gây “sớc” đới với tồn xã hội : Tỷ lệ thí sinh có
điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80% trong đó hơn 60% có điểm thi dưới 1 (1/10).
Qua đó cho thấy kiến thức bộ môn Lịch sử của học sinh bậc trung học phổ thơng q
yếu”. Đó là một vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm.
Nhìn vào kết quả của việc học tập môn Lịch sử, đặc biệt là qua các kì thi tuyển,
chúng ta có thể thấy rõ về thực trạng đó. Ở trường trung học phổ thơng, trong các mơn
6
thi tốt nghiệp, có lẽ môn lịch sử là môn gây nên sự chú ý nhiều nhất của dư luận và
lập được nhiều “kỷ lục” trong thi cử ở nước ta: là mơn thi có điểm trung bình thấp
nhất trong các mơn thi tốt nghiệp THPT nhiều năm gần đây.
Trong các môn thi tuyển ở Đại học năm 2006 thì mơn sử có điểm số thấp nhất.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có gần 700 bài thi mơn sử bị điểm 0; chỉ có 9% bài thi
đạt điểm từ 6 trở lên. Kết quả thi tuyển sinh môn Lịch sử của trường ĐH Sư phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh cũng khơng khá hơn là mấy khi các bài thi đa số dưới 5
thuộc loại yếu kém.
Qua vài năm giảng dạy lớp 10 ở trường tôi nhận thấy:
*Ưu điểm
- Nhà trường, tổ bộ môn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích giáo viên đổi
mới phương pháp dạy học. Trường đã tập huấn và phổ biến tài liệu về các phương
pháp dạy học tích cực cho giáo viên.
- Hầu hết giáo viên dạy môn Lịch sử trong nhà trường đều nhận thức rõ về tầm
quan trọng của việc đổi mới phương pháp tiếp thu kiến thức của học sinh. Vì vậy,
trong quá trình dạy học trong một chừng mực nhất định giáo viên cũng đã có nhiều cố
gắng trong việc phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh. Trong soạn giảng
có hướng đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức như đặt câu hỏi có vấn
đề, đưa ra những tình huống để học sinh giải quyết, xây dựng hệ thống câu hỏi phát
huy tính tích cực của học sinh. Trong quá trình dạy học đã kết hợp nhuần nhuyễn các
đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như
tranh, ảnh, bản đồ, ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên vào giảng dạy.
- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, khả năng tiếp thu và giải quyết vấn đề
nhanh nhạy. Các em tỏ ra hứng thú với các câu hỏi tư duy động não.
*Tồn tại và nguyên nhân
- Việc thực hiện dạy học tích cực bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi để phát
huy tính tích cực và hứng thú của học sinh còn chưa được đồng đều giữa các giáo
viên, một số giáo viên chưa vận dụng linh hoạt vào bài dạy. Do đó, chưa phát huy hết
tích tích cực cũng như chưa tạo được hứng thú thật sự của các em đối với bộ môn.
- Vẫn còn một số ít giáo viên chưa cải tiến nội dung và phương pháp dạy học,
chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh, lối dạy truyền thụ một chiều “thầy nói,
trò nghe”, “thầy đọc, trò chép” tuy có giảm nhưng vẫn còn. Từ đó, dẫn đến học sinh
nhàm chán, học một cách thụ động, dẫn đến chất lượng ở một số lớp chưa cao.
7
- Một số giáo viên còn xem nhẹ việc sử dụng hệ thống câu hỏi để tương tác với
học sinh. Việc vận dụng đổi mới phương pháp vào các tiết dạy chưa linh hoạt, sinh
động, hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Đôi lúc giáo
viên đặt câu hỏi hơi khó, học sinh khơng trả lời được nhưng lại khơng có hệ thống câu
hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh khai thác. Hoặc ở một số tiết giáo viên chỉ nêu vài ba
câu cho học sinh khá giỏi trả lời chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh trung
bình. Cho nên đối tượng này ít được chú ý, các em thêm tự ti về năng lực của mình và
cảm thấy chán nản mơn học.
- Có bộ phận không nhỏ học sinh chỉ học bài đối phó, sự say mê và hứng thú thật
sự chưa có. Việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Đa số các
em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà phải lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo
khoa, hay chỉ nêu một mốc thời gian mà không hiểu được ý nghĩa hay bản chất của sự
kiện, hiện tượng lịch sử.
8
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC
SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ
2.1. Yêu cầu
Việc sử dụng câu hỏi trong q trình dạy học nói chung, dạy lịch Sử nói riêng
có lẽ khơng một giáo viên nào không sử dụng, nhưng sử dụng câu hỏi phải đúng lúc,
đúng kiểu bài lên lớp đồng thời phải phù hợp với mức kiến thức của đối tượng học
sinh. Hơn nữa phải đưa ra câu hỏi làm sao phải phát huy được tư duy của các em, câu
hỏi cần xoáy vào trọng tâm của bài.
Đặt câu hỏi trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng để
phát triển tư duy học sinh. Song sử dụng câu hỏi và hệ thống câu hỏi như thế nào để
phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề khó và phức tạp. Để thực hiện tốt
vấn đề trên, trước hết giáo viên phải thực hiện tốt khâu soạn giáo án. Trước đây chúng
ta xác định mục đích, yêu cầu của bài học là “Làm cho học sinh nắm được, hiểu
được.” Có nghĩa là trong giờ dạy, giáo viên là trung tâm, học sinh thụ động tiếp thu
kiến thức, nhận thông tin từ người thầy. Nhưng từ khi đổi mới chương trình sách giáo
khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, khâu soạn giảng cũng có nhiều thay đổi, mục
tiêu bài học có mức độ: Nhận biết, thơng hiểu, vận dụng (thấp, cao). Như vậy, chúng
ta đã chuyển hoạt động của giáo viên sang hoạt động của học sinh là chính, học sinh
xây dựng kiến thức cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua hệ thống câu
hỏi. Học sinh khơng chỉ nắm kiến thức mà còn nắm phương pháp để hiểu và vận dụng
kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Để đạt mục đích trên, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư cho bài soạn, đặc biệt là việc xây
dựng hệ thống câu hỏi của bài dạy. Sử dụng câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát huy
tính tích cưc trong học tập và khắc sâu kiến thức cho học sinh phải được thực hiện
linh hoạt ở tất cả các bước trong giờ dạy.
2.2. Biện pháp
2.2.1. Xây dựng tình huống có vấn đề bằng câu hỏi trước khi vào bài mới.
Xây dựng tình huống có vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát huy tính
tích cực và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trước khi vào bài mới, giáo viên nên
nêu tạo tình huống có vấn đề để điều khiển học sinh giải quyết theo hướng tích cực.
Các câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ nhằm động viên sự chú ý, huy động năng
lực nhận thức của học sinh vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời. Những câu
hỏi này là vấn đề cơ bản mà học sinh phải nắm vững. Đương nhiên, khi đặt câu hỏi
này không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên cung cấp đầy đủ
kiến thức thì học sinh mới trả lời được.
9
Trong mỗi bài, mỗi mục đều ẩn chứa các tình huống có vấn đề. Bản thân các
vấn đề bao gồm các vấn đề lớn hay nhỏ, vấn đề phức tạp hay đơn giản. Giáo viên cần
xác định kiến thức trọng tâm cần đạt của tiết học để xây dựng tình huống có vấn đề
phù hợp. Có những loại tình huống có vấn đề sau:
Tình huống nghịch lí: là tình huống vấn đề xuất hiện đứng trước một sự lựa
chọn rất khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết.
Tình huống bác bỏ: là tình huống vấn đề đòi hỏi phải bác bỏ một luận điểm ,
kết luận sai lầm. để đạt được điều đó, học sinh phải tìm ra chổ yếu, chỗ sai, chỗ thiếu
chính xác để chứng minh tính sai lầm của vấn đề.
Tình huống tại sao: là tình huống phổ biến trong dạy học. tình huống này đòi
hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức và kĩ năng vốn có để giải quyết vấn đề đặt ra.
Học sinh phải tìm ra được các mối liên hệ đặc biệt là mối liên hệ nhân quả. Tìm ra
được nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Trên cơ sở đó, giáo viên linh động, sáng tạo
xây dựng tình huống có vấn đề với hệ thống câu hỏi phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài “Các quốc gia cổ đại phương Đông” - tiết 2, kiến thức
trọng tâm là những thành tựu lớn về văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Để tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tâp của học sinh, mở đầu bài học tôi
dẫn dắt ngắn gọn và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề: Vì sao nói phương Đơng
là cái nơi của nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết,
văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác? (Tình huống tại sao). Những
thành tựu văn hóa nào của người phương Đông thời cổ đại mà đến nay chúng ta vẫn
thừa hưởng?
Với cách giới thiệu bài như trên, giáo viên đã tạo cho học sinh một sự tò mò,
mong muốn khám phá.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc (Thế kỉ II đến đầu thế kỉ X)”, kiến thức trọng tâm là những nội dung cơ bản chính
sách đơ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta về tổ chức bộ máy cai
trị, chính sách bóc lột kinh tế, chính sách đồng hóa dân tộc; Những chuyển biến kinh
tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc. Mở đầu bài học tôi dẫn dắt: Năm 179
TCN, Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm. Từ đó, đến đầu thế kỉ X, các triều đại phong
kiến phương Bắc từ triệu đến Đường thay nhau đô hộ nước ta. Chúng đã thực hiện
nhiều chính sách cai trị thâm độc với âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Từ đó tơi đưa ra
câu hỏi có tình huống cho học sinh:
- Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện những chính sách cai trị
gì đới với dân tộc ta?
10