CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ NGUỒN VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN CHO MÁY PHAY
Tải bản đầy đủ - 0trang
Đồ án tốt nghiệp
Trang 83
Hình 7.2. Biến tần best FC300
Thơng số cơ bản của biến tần như sau:
FC300 BEST 220V 1.5KW (FC300-B3-1.5G/T2)
- Điện áp đầu vào 220VAC
- Tần số điện áp: 50-60Hz
- Cơng suất 1.5KW
- Cường độ dòng điện định mức 7A
- Giải tần số điều chỉnh 0-1000HZ
- Bảng điều khiển có thể nối dài 1-2m
- Quạt làm mát độc lập , hai tụ đệm giúp ổn định điện áp làm việc
- Hiệu suất làm việc ổn định
SVTH: NGUYỄN PHƯỚC
Lớp: DCK09
Đồ án tốt nghiệp
Trang 84
Hình 7.3. Chức năng từng phím
Hình 7.4. Sơ đồ đấu dây biến tần
7.1.2. Nguồn cung cấp cho phần công suất Driver các trục X, Y, Z
Để đảm bảo sự ổn định trong suốt quá trình làm việc của máy, từ những nhược
điểm mà nguồn cách ly gây ra chủ yếu là sụt áp lớn trong quá trình làm việc thì
nhóm em quyết định sử dụng nguồn biến áp xung, ưu điểm nguồn này là có thể lấy
nhiều mức điện áp khác nhau từ nhiều nguồn nối tiếp và quang trọng hơn cả là
không bị sụt áp nhiều như nguồn biến áp cách ly, nguồn này có các IC nguồn tích
hợp nên rất ổn định và có thiết kế sẵn các bộ lọc nhiễu tấn số cao và có rất nhiều
trên thị trường, ở đồ án này nhóm em sử dụng nguồn ATX của máy tính.
SVTH: NGUYỄN PHƯỚC
Lớp: DCK09
Đồ án tốt nghiệp
Trang 85
a) Các mạch điều khiển:
Sơ đồ khối của nguồn ATX
Hình 7.5. Sơ đồ khối của nguồn ATX
Sơ đồ khối của nguồn ATX được chia làm 4 nhóm chính
Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu
- Mạch lọc nhiễu : Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây
điện AC 220V, không để chúng lọt vào trong bộ nguồn gây hỏng linh kiện và gây
nhiễu, các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu cơng nghiệp v v…
- Mạch chỉnh lưu : Có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một
chiều, sau đó điện áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng.
Nguồn cấp trước (Stanby)
- Nguồn cấp trước có chức năng tạo ra điện áp 5V STB (điện áp cấp trước) để
cung cấp cho mạch khởi động trên Mainboard và cung cấp 12V cho mạch dao động
của nguồn chính.
Nguồn chính (Main Power)
- Nguồn chính có chức năng tạo ra các mức điện áp chính cung cấp cho
Mainboard đó là các điện áp 12V, 5V và 3,3V, các điện áp này cho dòng rất lớn để
có thể đáp ứng được toàn bộ hoạt động của Mainboard và các thiết bị ngoại vi gắn
SVTH: NGUYỄN PHƯỚC
Lớp: DCK09
Đồ án tốt nghiệp
Trang 86
trên máy tính, ngồi ra nguồn chính còn cung cấp hai mức nguồn âm là -12V và
-5V, hai điện áp âm thường chỉ cung cấp cho các mạch phụ.
Mạch bảo vệ (Protech)
- Mạch bảo vệ có chức năng bảo vệ cho nguồn chính khơng bị hư hỏng khi
phụ tải bị chập hoặc bảo vệ Mainboard khi nguồn chính có dấu hiệu đưa ra điện áp
quá cao vượt ngưỡng cho phép.
Hình 7.6. Sơ đồ khối của nguồn ATX
Phân tích các hoạt động của nguồn ATX ở sơ đồ trên:
* Khi ta cắm điện cho bộ nguồn ATX, điện áp xoay chiều sẽ đi qua mạch lọc
nhiễu để loại bỏ nhiễu cao tần sau đó điện áp được chỉnh lưu thành áp một chiều
thông qua cầu đi ốt và các tụ lọc lấy ra điện áp 300V DC.
- Điện áp 300V DC đầu vào sẽ cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính,
lúc này nguồn chính chưa hoạt động.
- Ngay khi có điện áp 300V DC, nguồn cấp trước hoạt động và tạo ra hai điện
áp:
- Điện áp 12V cấp cho IC dao động và mạch bảo vệ của nguồn chính.
- Điện áp 8V sau đó được giảm áp qua IC- 7805 để lấy ra nguồn cấp trước 5V
STB đưa xuống Mainboard
* Khi bật công tắc PWR trên Mainboard, khi đó lệnh P.ON từ Mainboard đưa
lên điều khiển sẽ có mức Logic thấp (=0V), lệnh này chạy qua mạch bảo vệ sau đó
đưa đến điều khiển IC dao động.
- IC dao động hoạt động tạo ra hai xung dao động được hai đèn đảo pha
khuếch đại rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
SVTH: NGUYỄN PHƯỚC
Lớp: DCK09
Đồ án tốt nghiệp
Trang 87
- Các đèn công suất hoạt động sẽ điều khiển dòng điện biến thiên chạy qua
cuộn sơ cấp của biến áp chính, từ đó cảm ứng sang bên thứ cấp để lấy ra các điện áp
đầu ra.
- Các điện áp đầu ra sau biến áp sẽ được chỉnh lưu và lọc hết gợn cao tần
thông qua các đi ốt và bộ lọc LC rồi đi theo dây cáp 20 pin hoặc 24pin xuống cấp
nguồn cho Mainboard.
- Mạch bảo vệ sẽ theo dõi điện áp đầu ra để kiểm soát lệnh P.ON, nếu điện áp
đầu ra bình thường thì nó sẽ cho lệnh P.ON duy trì ở mức thấp đưa sang điều khiển
IC dao động để duy trì hoạt động của bộ nguồn, nếu điện áp ra có biểu hiện quá cao
hay quá thấp, mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON (bật lệnh P.ON lên mức logic cao) để
ngắt dao động, từ đó bảo vệ được các đèn công suất không bị hỏng, đồng thời cũng
bảo vệ được Mainboard trong các trường hợp nguồn ra tăng cao.
7.2. Thiết kế hệ thống điện cho tồn máy
Hình 7.5. Bản vẽ hệ thống điện toàn máy
SVTH: NGUYỄN PHƯỚC
Lớp: DCK09
Đồ án tốt nghiệp
Trang 88
CHƯƠNG 8. CHẾ TẠO MƠ HÌNH
8.1. Thiết kế mơ hình máy 3D và xuất kích thước các chi tiết máy.
Sau khi tính tốn các thơng số của Vit me, rây dẫn hướng, các gối đỡ cũng như
các chi tiết khác, ta tiến hành thiết kế các kết cấu và kích thước cho từng bộ phận
của từng trục. Bước này khá quan trọng bởi vì độ chính xác tồn bộ các chi tiết gia
cơng lắp ráp sau này phụ thuộc vào kích thước thiết kế.
Sử dụng phần mềm Inventor để thiết kế mơ hình 3D :
Hình 8.1. Lắp ráp tồn máy để mơ phỏng và kiểm tra
Sau khi hồn thành mơ hình 3D thì ta đã có đầy đủ tất cả các chi tiết của toàn
máy. Từ các chi tiết này ta xuất qua các file cad để có được các bản vẽ cụ thể cho
từng chi tiết muốn chế tạo
8.2. Gia cơng tồn bộ các chi tiết cần thiết cho toàn máy.
Sau khi do được các bản vẽ ta tiến hành gia cơng chính xác các chi tiết cần
thiết cho từng trục. Để sau này lắp ráp các chi tiết được thuận tiện dể dàng, cần phải
gia công đạt các yêu cầu khi gia công chế tạo sau:
+ Đạt độ chính xác kích thước và dung sai các chi tiết lắp ghép quan trọng
như : Gối đỡ, block nhơm ơm đai ốc vít me của 3 trục, các mặt bích lắp trên các
trục, bách đứng hai bên….
+ Đảm bảo độ vng góc cũng như độ đồng phẳng của các mặt phẳng lắp rây
trượt và các vị trí lắp gối đỡ. (Để đạt độ đồng phẳng giữa các mặt phẳng ta cần gia
công một lần gá đặt trên máy phay, tránh gá đặt nhiều lần gây sai số).
SVTH: NGUYỄN PHƯỚC
Lớp: DCK09
Đồ án tốt nghiệp
Trang 89
+ Kích thước của các lỗ lắp bu lông phải cân chỉnh cẩn thận trước khi khoan
và taro. Vì ở đây các lỗ bắt bu lông khi khoan xong phải taro nên rất khó để sửa
chữa nên cần phải đảm bảo độ chính xác các lỗ khoan.
Các chi tiết gia cơng :
Hình 8.2. Gối ơm đai ốc vít me và bệ trục X
Hình 8.3. Sơn các chi tiết sau khi hoàn thành chế tạo.
8.3. Lắp ráp riêng từng trục X,Y,Z.
* Lắp ráp trục Z :
- Chuẩn bị các chi tiết cần thết cho trục Z .
Trục Z gồm các chi tiết sau : Bệ nhôm trục Z, 2 rây dẫn hướng và các block,
gối đỡ và đỡ chặn 2 đầu vít me, vít me, mặt bích trên trục z và các bu lơng, ốc cần
thiết cho quá trình lắp ráp.
- Các dụng cụ cần thiết cho việt lắp ráp và căn chỉnh gồm có :thước đo, thước
cặp, đồng hồ so…
- Trình tự lắp ghép trục Z gồm có :
SVTH: NGUYỄN PHƯỚC
Lớp: DCK09