CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2 CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NẬM BAN, HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU
Tải bản đầy đủ - 0trang
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học, thơn xóm,
bản làng, phố phường…)
- Học sinh bước đầu có khả năng
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây;
làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp).
+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.
1.3. Đặc trưng của giáo dục môi trường địa phương
Giáo dục môi trường địa phương khác với nhiều lĩnh vực giáo dục khác hay các
môn học là nó phụ thuộc vào đặc trưng của mơi trường tự nhiên địa phương và các các
hoạt động giáo dục của giáo viên. Giáo dục môi trường địa phương được tiến hành
không thể tách rời với môi trường địa phương – là môi trường gần gũi xung quanh học
sinh. Giáo dục môi trường địa phương yêu cầu sự đồng nhất giữa giáo dục lý thuyết và
gắn với giáo dục môi trường tại địa phương. Nếu giáo dục môi trường địa phương mà
đồng nhất hóa cho mọi địa phương thì khơng thể mang lại hiệu quả. Vì để tiến hành
GDMT, GV cần sử dụng MTĐP làm mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện
học tập, thực hiện nhiều thao tác sư phạm để làm cho tài liệu học tập phù hợp với giai
đoạn phát triển của HS.
1.4. Khả năng giáo dục môi trường qua môn tự nhiên – xã hội
Từ nội dung về chương trình mơn TN-XH cho thấy, mơn TN-XH có khả năng
GDMT rất cao. Tích hợp trong cấu trúc chương trình trong mơn TN - XH rất phù hợp
với lĩnh vực GDMT. GDBVMT là một trong các mục tiêu của môn TN-XH. Mục tiêu
này được thực hiện không chỉ qua chủ đề MT về tài nguyên thiên nhiên mà giữa cả 3
chủ đề còn lại của mơn TN-XH. Vì vậy trong quá trình thực hiện mục tiêu GD BVMT
chương này GV khơng những có thể mà còn cần thiết phải lồng ghép, tích hợp những
nội dung của MTĐP vào các bài giảng.
Trong nội dung chủ đề về MT và giáo dục môi trường của các môn TN-XH lớp
2, các nội dung truyền thụ cho học sinh hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của xã Nậm
Ban - Nậm Nhùn – Lai Châu. Một MT bị ô nhiễm, với sự phá rừng để xây dựng nhà
cửa, các cơng trình kinh tế, làm nương dãy mà khơng có quy hoạch và quản lý của xã
Nậm Ban – Nậm Nhùn – Lai Châu như hiện nay thì các bài học “Tác động của con
người đến MT khơng khí và nước” có thể giúp học sinh liên hệ với hiện trạng MT xung
quanh và hiểu rõ về những kiến thức khoa học được cung cấp qua bài học, làm cơ sở
để hình thành những kỹ năng, hành vi cải thiện MT “Tác động của con người đến MT
đất” cùng với những hậu quả của nó là bài học quý giá đối với HS ở xã về việc không
4
xả rác bừa bãi để không gây ơ nhiễm MT đất. Để học sinh có những hành động thiết
thực trong việc BVMT xã Nậm Ban - Nậm Nhùn – Lai Châu thì nội dung bài học “Một
số biện pháp BVMT” giúp các em thể hiện tình yêu quê hương , BVMT Nậm Ban giàu
đẹp bằng các biện pháp của mình.
Vì vậy mơn TN – XH có khả năng GDMT rất cao. Quan trọng là đội ngũ GV
truyền tải như thế nào để nội dung GD của môn TN - XH trở thành việc làm thiết thực
BVMT ở các thế hệ học sinh tiểu học xã Nậm Ban.
2. Cơ sở thưc tiễn của việc giáo dục môi trường địa phương trong dạy học
môn tư nhiên – xã hội lớp 2 tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai
Châu
2.1. Thực trạng môi trường tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Môi trường tự nhiên tại xã Nậm Ban - huyện Nậm Nhùn đang chịu sức ép đến
từ các hoạt động dân sinh và các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng và chế biến thủy sản, chế biến nông lâm sản thực phẩm và phát triển cơng
nghiệp. Thêm vào đó, mơi trường tại huyện đang phải chịu những tác động trực tiếp
của biến đổi khí hậu, lũ quét, sạt lở đất và vấn đề thiên tai.
Do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng rất lớn của
tập quán, thói quen lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường sống vùng nông thôn niền
núi. Người dân chưa có ý thức về bảo vệ mơi trường, nên họ có hành động tuỳ tiện
theo thói quen; đó là chăn nuôi gia súc không tập trung dẫn rác thải chăn nuôi không
được xử lý làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới chất lượng khơng khí. Hay tập
quán nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn làm ô nhiễm nặng mơi trường sống của các thành
viên trong gia đình. Bên cạnh đó những cơng trình vệ sinh tạm của người dân được làm
gần nhà cũng gây ảnh hưởng tới môi trường sống, dễ bị rửa trôi khi gặp mưa bị rửa trôi
làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hoặc phát sinh ruồi muỗi gây bệnh tật.
Ngồi ra ơ nhiễm mơi trường nơng thơn nói chung và nơng thơn miền núi nói
riêng còn do người dân sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) không đảm bảo an tồn; có tình trạng sau
khi phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc cỏ dại, người nơng dân rửa bình bơm và đổ thuốc
thừa ở bất cứ nơi nào mà không chú ý đảm bảo an toàn tới nguồn nước; bao bì, chai lọ
chứa hoá chất độc hại được người dân vứt bỏ quanh nhà, quanh mương máng hoặc trên
nương rẫy... Điều đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày
và là tiền đề phát sinh các loại bệnh tật mà người nông dân không thể nhận thấy ngay
được.
Ngoài ra, các loại rác thải chưa được thu gom và người dân tự do vứt các loại
rác thải (túi ni nông, xác động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia đình…) ra
5
mơi trường xung quanh, cộng với phân gia súc, gia cầm vương vãi càng làm cho môi
trường sống thêm ô nhiễm nặng.
2.2. Thực trạng về giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Tự
nhiên – Xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn,
tỉnh Lai Châu
Mục tiêu khảo sát: Thu thập số liệu thông tin chính xác cụ thể về GDMT địa
phương trong dạy học môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban huyện Nậm
Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Nội dung khảo sát: Thực trạng GDMT địa phương trong dạy học môn TN –
XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh lớp 2 Tiểu học Nậm Ban huyện
Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Phương pháp khảo sát
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi cho
GV khối lớp 2
+ Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành quan sát hành vi BVMT của học sinh khi
trên lớp.
+ Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình tiến hành quan sát các hành vi của HS
tôi phỏng vấn sâu các GV chủ nhiệm khối lớp 2
Nội dung thưc trạng khảo sát:
Khảo sát trên các tiêu trí về nhận thức của giáo viên GDMT địa phương trong dạy
học môn tự nhiên – xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học, thực trạng mức độ GDMT địa
phương trong dạy học và Thực trạng hiểu biết về giáo dục môi trường địa phương của
học sinh lớp 2 xã Nậm Ban. Cụ thể số liệu khảo sát như sau:
a, Thưc trạng nhận thức của giáo viên GDMT địa phương trong dạy học môn
tư nhiên – xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh
Lai Châu
Để tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của GV về GDMT địa phương trong
dạy học môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban - Nậm Nhùn – Lai Châu tôi
đã tiến hành phát phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên tiểu học khối lớp 2 xã Nậm Ban
huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 1.1 sau đây
Bảng 1.1. Thưc trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của GDMT địa
phương trong dạy học môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban, huyện
Nậm Nhùn, huyện Lai Châu
Mức độ
Số lượng (người)
Xử lý (%)
Quan trọng
12
80%
Không quan trọng
3
20%
6
Trên đây là ý kiến của các giáo viên lớp 2 về GDMT địa phương trong dạy học
môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Trong tổng số 15 GV được khảo sát thì có tới 12/15 GV (80%) nhận thấy GDMT địa
phương cho HS lớp 2 quan trọng, và 3/15 GV ( 20%) cho rằng GDMT địa phương
trong dạy học môn TN –XH lớp 2 cho học sinh tiểu học không quan trọng. Điều này
cho thấy tỉ lệ GV nhận thức về GDMT địa phương là cần thiết cao hơn tỉ lệ GV nhận
thức về GDMT địa phương là không cần thiết.
Khi trao đổi trực tiếp với một số GV khơng quan tâm tới GDMT địa phương thì
tơi được biết các thầy cô giáo này cho rằng học sinh lớp 2 thì chưa cần phải liên hệ
thực tế với môi trường địa phương mà nên tập trung vào nội dung học tập các môn như
Tiếng Việt…
b, Thưc trạng giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Tư
nhiên – xã hội lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai
Châu
Để tiến hành khảo sát thực trạng mức độ GDMT địa phương trong dạy học môn
TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban huyện Nậm Nhùn – Lai Châu tôi đã tiến
hành phát phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên tiểu học khối lớp 2 tiểu học xã Nậm Ban
huyện Nậm Nhùn – Lai Châu và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 1.2 sau đây
Bảng 1.2 Thưc trạng mức độ GDMT địa phương trong dạy học môn TN – XH lớp
2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Mức độ
Số lượng
Xử lý (%)
(người)
Quan tâm
8
53,5%
Quan tâm nhưng không thường xuyên
4
26,6 %
Không quan tâm
3
20,1%
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)
7
Trên đây là ý kiến của các giáo viên lớp 2 về GDMT địa phương trong dạy học
môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học huyên Nậm Nhùn – Lai Châu. Trong tổng số 15
GV được khảo sát thì có tới 8 /15 GV (53,5%) quan tâm tới GDMT địa phương cho
học sinh lớp 2 trong. Có 4/15 GV ( 26,6%) quan tâm nhưng lại không thường xuyên
GDMT địa phương trong dạy học môn TN- XH lớp 2 cho HS tiểu học tại xã Nậm Ban
huyện Nậm Nhùn – Lai Châu. Trong tổng số 15 GV có tới 3/15 GV chiếm 20,1%
không quan tâm tới việc GDMT địa phương.
Điều này cho thấy GV tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã
được phổ biến về GDMT địa phương trong giảng dạy môn TN- XH. Tuy nhiên, một bộ
phận các thầy cơ giáo vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giáo dục này.
Một bộ phận lớn GV tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã quan
tâm và thường xuyên kết hợp giảng dạy, liên hệ mở rộng với GDMT địa phương trong
quá trình giảng dạy nội dung bộ môn TN- XH lớp 2. Việc kết hợp GDMT địa phương
trong dạy học môn TN – XH lớp 2 sẽ giúp HS có cái nhìn tổng quát hơn về môi trường
tự nhiên thuộc địa bàn huyện, đồng thời trẻ được tiếp nhận thông tin một cách chủ
động và tự nhiên nhất.
Để điều tra thực trạng hình thức GDMT địa phương tơi tiến hành phát phiếu hỏi
cho 15 GV lớp 2 Tiểu học Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu và thu được kết
quả ở bảng 1.3 sau đây.
Bảng 1.3. Thưc trạng hình thức GDMT địa phương trong dạy học môn TN – XH
lớp 2 cho học sinh tiểu học Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Hình thức
Số lượng
8
(người)
12
5
GDMT địa phương thơng qua các tiết học TN- XH ở trên lớp
Giáo dục thông qua các tiết học TN – XH ngoài thiên nhiên , ở mơi
trường bên ngồi trường lớp như mơi trường ở địa phương.
GDMT địa phương qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp
12
học sạch, đẹp ; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.
GDMT địa phương với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
12
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)
Thông qua điều tra và phát phiếu hỏi cho các GV tôi nhận thấy hầu như GV chỉ
thường xuyên lựa chọn hình thức GDMT địa phương thơng qua các tiết học TN – XH ở
trên lớp (12/15 GV) ,12/15 GV sử dụng hình thức giáo dục thơng qua việc thực hành
làm vệ sinh môi trường lớp học sạch, đẹp, thực hành giữ trường lớp học sạch đẹp,
12/15 GV sử dụng hình thức giáo dục với cả lớp hoặc nhóm HS , và chỉ có 5/15 GV sử
dụng hình thức giáo dục thơng qua tiết học TN - XH ngồi thiên nhiên.
Trao đổi và phỏng vấn với GV tôi nhận thấy việc tổ chức theo hình thức giáo
dục thơng qua các tiết học TN – XH ngoài thiên nhiên , ở mơi trường bên ngồi trường
lớp như mơi trường ở địa phương thường đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, khi tiến
hành GV gặp phải rất nhiều các vấn đề khó khăn để tổ chức các tiết học ngồi thiên
nhiên như : đội ngũ giáo viên quản lý bị thiếu, kinh phí tổ chức hạn hẹp, đặc điểm địa
hình hiểm trở dễ gây nguy hiểm cho GV và HS. Vì vậy, khi lựa chọn địa điểm để tổ
chức các hoạt động GDMT trong dạy học môn TN – XH GV và nhà trường phải rất
cân nhắc, tìm hiểu kỹ về địa hình, cũng như dự trù nguồn kinh phí, nhân lực.
c, Thực trạng hiểu biết về giáo dục môi trường địa phương của học sinh lớp 2
xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Để điều tra thực trạng hiểu biết của học sinh lớp 2 về môi trường địa phương tôi
tiến hành khảo sát 52 HS lớp 2 tiểu học Nậm Ban - huyên Nậm Nhùn – Lai Châu và
thu được kết quả ở bảng 1.4 sau đây.
Bảng 1.4. Thực trạng hiểu biết về BVMT địa phương của học sinh lớp 2 xã Nậm Ban, huyện Nậm
Nhùn, tỉnh Lai Châu
BVMT địa phương là gì
Số lượng Xử lý (%)
(người)
Khơng biết
18
34,6%
Là bảo vệ mơi trường nơi địa phương mình đang sinh sống
34
65,5%
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)
Qua khảo sát tôi thu được kết quả, số học sinh hiểu biết về BVMT địa phương là
34/52 HS ( chiếm 65,4% ), trong khi đó số học sinh khơng hiểu biết về BVMT tự nhiên
cũng chiếm khá cao 18/52 HS (chiếm 34,6%). Điều này chứng tỏ nhận thức của HS
khối lớp 2 về BVMT địa phương đang chỉ ở mức trung bình.
9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục môi trường địa phương trong
dạy học môn TN XH lớp 2 Tiểu học Nậm Ban huyện Nậm Nhùn – Lai Châu tôi đã đưa
ra một số kết luận như sau :
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật
- Giáo dục môi trường trong nhà trường là một quá trình nhằm trang bị cho trẻ
một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng đánh
giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi nền tảng đạo lý về mơi
trường.
- Mơn TN-XH tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trò
quan trọng trong việc giúp học sinh học tập các môn Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5.
Góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội ở các cấp học trên. Môn học coi trọng việc tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế,
tạo cho các em cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt động GDMT địa phương
trong dạy học môn TN – XH lớp 2 cho học sinh Tiểu học Nậm Ban huyện Nậm Nhùn –
Lai Châu chưa cao, chưa được quan tâm đúng mức.
- Học sinh địa phương còn thiếu hiểu biết về GDMT địa phương , chưa hiểu rõ
về BVMT cũng như tầm quan trọng của hệ sinh thái xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn,
tỉnh Lai Châu
10
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN –XÃ HỘI LỚP 2 TẠI XÃ NẬM
BAN, HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU
1. Khái quát chung về vấn đề tích hợp giáo dục mơi trường
1.1. Khái niệm về tích hợp giáo dục mơi trường
Tích hợp giáo dục môi trường: là giáo dục những kiến thức về môi trường
thông qua từng môn học và chương trình học các mơn tự nhiên – xã hội phù hợp với
học sinh tiểu học. Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên
hệ trong các nội dung giảng dạy của các môn học tự nhiên – xã hội.
1.2. Các mức độ tích hợp giáo dục mơi trường
Để tích hợp giáo dục mơi trường vào các môn học tại cấp tiểu học, giáo viên có
thể tích hợp thơng qua các mơn học với mức độ:
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDMT không được nêu rõ trong sách giáo khoa
nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức
GDMT.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung GDMT được thể hiện
bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn
toàn với nội dung GD BVMT.
1.3. Các nguyên tắc và hình thức tích hợp
Các nguyên tắc cơ bản: tích hợp nội dung GDMTĐP trong dạy học môn tự
nhiên – xã hội tuân theo các nguyên tắc sau
- Nguyên tắc 1: Tích hợp không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến
bài học của bộ môn thành bài giáo dục môi trường.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào
chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động nhận thức tích cực của HS và kinh
nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc với môi
trường.
Như vậy, các kiến thức GDMT khi đưa vào bài dạy phải có hệ thống, tránh sự
trùng lặp, phải thích hợp với trình độ học sinh, khơng gây quá tải cho học sinh.
Các hình thức tích hợp
- Giáo dục thông qua hoạt động dạy và học trên lớp
- Giáo dục thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp
11
2. Tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn tư nhiên –
xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học
2.1. Những nội dung giáo dục môi trường môn tự nhiên – xã hội lớp 2 xã
Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Nội dung kiến thức trong môn Tư nhiên – Xã hợi lớp 2: Chương trình mơn
Tự nhiên và xã hội lớp 2 được cấu trúc thành 3 chủ đề:
- Chủ đề "Con người và sức khỏe": Giúp học sinh nhận biết được các bộ phận
bên ngoài của cơ thể, vai trò của các giác quan, các hệ cơ quan trong cơ thể và những
ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe con người...
- Chủ đề "Xã hội": Giúp học sinh nhận biết được các thành viên cũng như các
hoạt động trong gia đình, trường học, quê hương và các mối quan hệ với cuộc sống
xung quanh...
- Chủ đề "Tự nhiên": Giúp cho học sinh biết được đặc điểm, lợi ích các lồi thực
vật, động vật gần gũi cũng như các điều kiện sống và mối quan hệ của chúng...
Nội dung GDMT cần giáo dục tích hợp trong môn TN –XH lớp 2: nội dung
giáo dục cần khắc phục được thực trạng giáo dục môi trường địa phương đã đề cập tại
chương 1. Các nội dung GDMT cần tích hợp gồm các chủ đề “Con người và sức
khỏe”, “Xã hội” và “Tự nhiên”. Mỗi chủ đề nói trên đều có thể tích hợp nội dung giáo
dục mơi trường một cách thuận lợi.
- Chủ đề "Con người và sức khỏe": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên
hình thành cho học sinh có ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh mơi trường xung
quanh...
- Chủ đề "Xã hội": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình thành cho học
sinh thái độ tơn trọng, lòng thương u và có trách nhiệm giữ gìn mơi trường sạch đẹp
trong cộng đồng...
- Chủ đề "Tự nhiên": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình thành cho
học sinh ý thức thân thiện với môi trường và biết cách bảo vệ chúng...
- Dựa trên phân phối chương trình TN –XH lớp 2 (Theo công văn số
9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tôi
đã đề ra một số hoạt động lồng ghép GDMT địa phương trong dạy học môn TN – XH lớp 2
cho học sinh tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Tuần
Tên bài học
1
Cơ quan vận động: bộ xương và hệ cơ
2
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
Hoạt động lồng ghép
- Liên hệ thực tiễn về địa hình đồi
núi của địa phương - xã Nậm Ban
làm ảnh hưởng tới cơ quan vận
động của con người.
- Tổ chức hoạt động cắm trại, hoặc
leo núi.
12