Tuy nhiên, độ chính xác của phân tích bằng số hoá được lâm sàng chấp nhận và có ưu điểm trong hiện tại và tương lai. Mẫu hàm số hoá có thể dần dần được tiêu chuẩn hoá ứng dụng trong chỉnh nha nhờ đặc tính lưu trữ tốt và tiết kiệm thời gian của nó.
Tải bản đầy đủ - 0trang
24
1.6. Một số những nghiên cứu về đặc điểm đầu mặt và cung răng ở người
Việt Nam và trên thế giới
1.6.1. Trên thế giới
1.6.1.1. Các nghiên cứu về kích thước cung răng
Năm 1929, Lewis đã nghiên cứu về những thay đổi tăng trưởng của
răng và cung răng, và những thay đổi khớp cắn ở bộ răng sữa sang răng hỗn
hợp với mẫu gồm 170 trẻ từ 1,5 đến 9,5 tuổi. Ngoài những phát hiện về khớp
cắn, Lewis quan tâm đến sự thay đổi kích thước, chiều rộng cung răng (vùng
răng nanh và vùng răng hàm sữa 1 (RHS1) và răng hàm sữa 2 (RHS2)). Kết
quả nghiên cứu được trình bày với số trung bình, độ lệch chuẩn và số đối
tượng chung cho nam và nữ từ 2,5 đến 8 tuổi. Tác giả kết luận khớp cắn chịu
ảnh hưởng của những thay đổi do tăng trưởng, cung răng sữa rộng ra để phù
hợp với kích thước lớn hơn của các răng cửa vĩnh viễn [5].
1.1.1.1.1
Chiều rộng cung răng
Thường được xác định bằng khoảng cách hai điểm đối xứng trên cung
răng ở bên phải và bên trái. Tùy theo sự lựa chọn từng tác giả, các điểm mốc có
thể là các đỉnh múi, các hố hoặc các điểm lồi tối đa mặt ngoài hay mặt trong
của các răng. Mặc dù cách chọn các điểm mốc đo khác nhau nhưng các nghiên
cứu về thay đổi tăng trưởng chiều rộng cung răng trong giai đoạn bộ răng sữa
và giai đoạn đầu của bộ răng hỗn hợp đều cho kết quả khá giống nhau. Hầu hết
các nghiên cứu đều cho thấy sau khi bộ răng sữa mọc đầy đủ thì chiều rộng
cung răng phía trước và chiều rộng cung răng phía sau ít thayđổi trong giai
đoạn bộ răng sữa, nhưng nói chung là tăng trong giai đoạn từ 3tuổi đến trước
khi mọc răng vĩnh viễn Barrow, Foster, Kirkwood, Meredidth.
Barrow G.V. và White J.D. (1952) [9] kết luận:
-
Chiều rộng cung răng ở vị trí đỉnh múi giữa hai răng nanh trên
cung răng ít thay đổi từ 3 đến 5 tuổi, tăng nhanh từ 5 đến 8 tuổi (hay 9 tuổi),
25
(tăng khoảng 4 mm ở hàm trên và 3 mm ở hàm dưới), hầu hết các trường hợp
giảm dần từ 0,5 đến 1,5 mm sau 14 tuổi.
-
Chiều rộng cung răng ở vị trí đỉnh múi ngồi gần giữa hai răng
hàm lớn thứ nhất có mức độ tăng nhanh từ 7 đến 11 tuổi (tăng 1,8 mm ở hàm
trên; 1,2 mm ở hàm dưới). Từ 11 đến 15 tuổi có sự giảm chiều rộng cung răng
(0,4 mm ở hàm trên; 0,9 mm ở hàm dưới).
Theo ông, sở dĩ có sự giảm chiều rộng cung răng vùng răng hàm lớn
thứ nhất sau 11 tuổi là do sự di gần của răng hàm lớn thứ nhất và hướng hội tụ
của hàm dưới nhiều hơn.
Sillman J.H. (1935) [6] thực hiện nghiên cứu dọc về sự thay đổi kích
thước cung răng từ lúc mới sinh đến 25 tuổi trên 1/3 trẻ em sinh ở bệnh viện
Bellevue tại NewYork, 750 mẫu thạch cao được sử dụng cho nghiên cứu này.
Đến năm 1964 ông cơng bố kết quả và nhận xét:
-
Vì chiều rộng cung răng hàm trên và dưới vùng răng nanh tăng
nhanh lúc mới sinh đến 2 tuổi, khoảng 5 mm/năm ở hàm trên và 3,5 mm/ năm
ở hàm dưới, tiếp tục tăng đến 13 tuổi ở hàm trên, 12 tuổi ở hàm dưới. Sau đó
khơng có sự tăng trưởng đáng kể từ 16 tuổi đến 25 tuổi.
-
Chiều rộng vùng răng hàm lớn thứ nhất có sự giảm kích thước cả
hai hàm từ 16 tuổi, nhưng đặc biệt chiều rộng và chiều dài tồn bộ chỉ gia tăng và
ổn định mà khơng giảm là do sự phát triển sau sinh xảy ra ở phía sau của cung
hàm.
Carter G.A. và Mc Namara J.A. (1997) [11] nghiên cứu dọc về sự thay
đổi chiều dài và chiều rộng cung răng ở người trưởng thành. Ông đã kết luận
kích thước chiều rộng, chiều dài và chu vi cung răng đều giảm ít hơn 3 mm từ
14 đến 47 tuổi. Giai đoạn từ 18 đến 50 tuổi các kích thước cung răng giảm
nhiều hơn và giảm có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn từ 14 đến 18 tuổi.
Giảm kích thước cung răng là do răng xoay, răng di gần và mòn răng.
1.1.1.1.2 Chiều dài cung răng
Tùy theo điểm mốc được chọn, có nhiều loại chiều dài cung răng. Sử
26
dụng phổ biến nhất là chiều dài cung răng đo từ điểm giữa hai răng cửa giữa
đến đường nối mặt xa hai RHS2, đỉnh múi ngoài gần RHS2 (hoặc răng hàm
nhỏ vĩnh viễn thứ hai), đỉnh hai răng nanh, hai múi gần - ngoài răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ nhất.
Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy chiều dài cung răng hàm trên
luôn lớn hơn hàm dưới ở mọi lứa tuổi. Mẫu thay đổi theo tuổi của chiều dài
cung răng cho thấy không khác nhau nhiều giữa hàm trên và hàm dưới, tuy
nhiên mức độ giảm của hàm dưới nhiều hơn hàm trên do sự di gần của các
răng trong thời kỳ đầu bộ răng hỗn hợp.
Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, nghiên cứu của nhiều tác giả cùng ghi
nhận chiều dài cung răng không đổi (Sillman, 1964), hoặc giảm nhẹ (Barrow,
1952; Moorrees, 1959). Chiều dài cung răng thay đổi khơng có ý nghĩa trong
giai đoạn bộ răng sữa thuần túy, thực chất không phải các kích thước chiều
dài tăng chậm mà có những giai đoạn tăng, giai đoạn giảm dẫn đến sự khác
biệt toàn thể nhỏ (0,5 mm). So sánh giữa nam và nữ, đa số các tác giả nhận
thấy sự thay đổi chiều dài cung răng trong quá trình tăng trưởng của nam và
nữ khá giống nhau. Theo Moorrees, chiều dài cung răng hàm trên và hàm
dưới giảm chủ yếu vào hai đợt; đợt một từ 4 đến 6 tuổi, đợt hai từ 10 đến 14
tuổi.Chiều dài cung răng của nam và nữ lúc 18 tuổi (tính đến răng hàm nhỏ
thứ hai) nhỏ hơn so với lúc 3 tuổi (tính đến răng hàm sữa thứ hai), mẫu tăng
trưởngchiều dài cung răng tương tự nhau ở nam và nữ[10]. Sillman cho là
chiều dài vùng răng hàm hàm dưới của nam giảm 2 mm từ 3 đến 25 tuổi,
nhưng ở nữ kích thước này giảm không đáng kể [6].
Barrow G.V. (1952) nhận thấy chiều dài cung răng trong giai đoạn
6 - 12 tuổi thay đổi như sau: tăng 1mm với hàm trên (từ 28,82mm đến
29,82mm), giảm 1,12mm với hàm dưới (từ 26,06 đến 24,94mm) [9].
Như vậy, nhiều nghiên cứu dọc và cắt ngang của các tác giả Sillman
27
J.H., Moorrees C.F.A., Barrow G.V.… [6],[9],[10] đều có nhận xét:
-
Kích thước chiều rộng cung răng đo trên mốc răng nanh, răng
hàm nhỏ thứ hai, răng hàm lớn thứ nhất có sự tăng trưởng nhiều trước tuổi
dậy thì; tăng trưởng chậm ở tuổi dậy thì và ổn định ở 16 - 18 tuổi đối với nữ,
18 - 20 tuổi đối với nam.
-
Kích thước chiều dài cung răng theo chiều trước sau được đo
theo mốc các răng trên cho thấy có sự giảm dần từ khi xuất hiện răng vĩnh viễn
trên cung hàm và ổn định ở tuổi 17 đến 18 đối với nữ và 19 đến 20 đối với
nam. Giảm chiều dài cung răng chủ yếu là do răng có xu hướng di gần, xoay
răng, răng bị mòn… Hàm trên giảm khoảng 1,3 mm và hàm dưới khoảng 1,6
mm.
1.6.1.2. Các nghiên cứu về sự thay đổi của khớp cắn
Hầu hết các nghiên cứu về thay đổi của khớp cắn đều gắn liền với các
nghiên cứu về sự thay đổi của cung răng. Có một số cơng trình nghiên cứu
riêng rẽ về sự thay đổi của khớp cắn, dự đoán về sự thay đổi đó cho đến khi
bộ răng vĩnh viễn được thành lập.
Nghiên cứu của Bishara S.E. và cộng sự (1988) [4] trên nhóm trẻ Mỹ
da trắng về sự thay đổi tương quan vùng răng hàm lớn từ giai đoạn bộ răng
sữa sang bộ răng vĩnh viễn trên trẻ từ 5 - 13 tuổi cho thấy:
1. Tất cả các trường hợp khớp cắn răng sữa có mặt phẳng tận cùng kiểu
bước xa đều chuyển thành khớp cắn loại II ở răng vĩnh viễn. Khơng có trường
hợp nào tự điều chỉnh được, do đó việc điều trị chỉnh nha nên được bắt đầu
càng sớm càng tốt.
2. Với những trường hợp khớp cắn răng sữa có MFTC kiểu phẳng, 56%
có thể phát triển thành khớp cắn loại I, 44% thành khớp cắn loại II. Như vậy,
khi bộ răng sữa có mặt phẳng tận cùng kiểu phẳng, cần được theo dõi để có
thể quyết định điều trị chỉnh nha khi cần.
3. Trường hợp khớp cắn răng sữa có mặt phẳng tận cùng kiểu bước gần,
28
bước về phía gần càng nhiều thì khả năng chuyển thành khớp cắn loại III càng
cao; một số có thể phát triền thành khớp cắn loại I bình thường.
1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việc nghiên cứu hình thái cung răng nói riêng và hệ thống sọ-mặt-răng
nói chung trên người Việt đã được tiến hành từ thập niên 60 của thế kỷ XX,
nhưng chủ yếu về vấn đề hình thái cung răng.
Hồng Tử Hùng và Huỳnh Kim Khang (1992) đo trên mẫu hàm kích
thước ngang và kích thước theo chiều trước - sau của cung răng hàm trên ở
169 người Việt trưởng thành. Kết quả cho thấy cung răng hàm trên có dạng
elip. Cung răng của nam lớn hơn của nữ có ý nghĩa thống kê. Đây có thể được
xem là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về hình thái cung răng người Việt [19].
Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng (2000), khi nghiên cứu so
sánh đặc điểm cung răng người Việt với người Ấn Độ và Trung Quốc, đã đưa ra
nhận xét: cung răng người Việt rộng hơn đáng kể so với cung răng người Ấn Độ
và gần với kích thước cung răng người Trung Quốc. Cung răng người Việt có
loại hàm rộng chiếm đa số và phần trước cung răng lớn hơn người Trung Quốc
nên hàm người Việt hô nhẹ hơn hàm người Trung Quốc ở vùng răng trước [21].
Bằng phương pháp đo trực tiếp trên mẫu hàm Lê Đức Lánh (2002) [22]
đã xác lập mẫu hình thái và mẫu tăng trưởng của khn mặt cung răng ở trẻ tử
12 đến 15 tuổi người kinh tại thành phố Hồ Chí Minh với cỡ mẫu là 140 học
sinh (gồm 77 nam và 63 nữ). Kết quả cho thấyvề hình thái khn mặt nam có
kích thước lớn hơn nữ (p<0.01), mức tăng trưởng ở giai đoạn 13 - 14 tuổi ít
hơn ở giai đoạn 12 - 13 tuổi ở cả hai giới. Chiều rộng của cung răng hàm trên và
hàm dưới ở trẻ 15 tuổi đã đạt được kích thước của người trưởng thành, chiều dài
cung răng ở nam đa số đạt được kích thước ở người trưởng thành lúc 12 tuổi,
chiều dài cung răng ở nữ đa số đạt được kích thước ở người trưởng thành lúc 12
tuổi đối với hàm trên và 15 tuổi đối với hàm dưới.
29
Nghiên cứu về sự thay đổi của cung răng và khớp cắn từ hệ răng hỗn
hợp sang hệ răng vĩnh viễn của Trịnh Hồng Hương năm 2012 [30] đưa ra kết
luận: kích thước cung răng hàm trên ln lớn hơn kích thước của cung răng
dưới cùng lứa tuổi.
Năm 2017, Nguyễn Tài Long [31] nghiên cứu trên trẻ 12 tuổi người
dân tộc Thái đã kết luận kích thước cung hàm ở nam lớn hơn ở nữ.
Do ở Việt Nam còn ít nghiên cứu dọc về đặc điểm hình thái cung răng
sự thay đổi của kích thước cung răng và khớp cắn ở giai đoạn trẻ ở lứa tuổi
trên đối với người dân tộc thiểu số có số của Việt Nam nên việc thực hiện một
nghiên cứu như vậy là cần thiết về góc độ học thuật cũng như có ý nghĩa về
mặt lâm sàng.
1.7. Đặc điểm dân số người Thái và sự phân bố dân cư tại Sơn La
Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2015, tỉnh Sơn La có
1.195.107 người. (theo niên giám thống kê là 1.192.100 người). Trong đó dân
tộc Thái chiếm đa số với 53,2% tiếp theo là dân tộc Kinh (17,61%), Mơng
(14,61%) và Mường (7,57%)
53,2%
Hình 1.8. Tình hình phân bố dân cư tại tỉnh Sơn La
Người Thái là thành phần dân tộc chính của tỉnh, tại Sơn La, người
Thái đã hình thành một nền văn hóa riêng với chữ viết và tiếng nói đặc trưng.
Trẻ em Thái lứa tuổi 12 phần lớn vẫn chưa được học hành và nắm bắt chữ
Quốc Ngữ tốt, chủ yếu vẫn là sống theo kiểu tập quán mà cha ông để lại. Việc
30
nghiên cứu này sẽ giúp khái quát được thực trạng khớp cắn và chen chúc
răng từ đó đưa ra khuyến nghị phù hợp.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 12 tuổi người dân tộc Thái, đang sinh sống tại tỉnh Sơn La.
* Tiêu chuẩn chọn: Có đầy đủ các tiêu chí sau
+ Tuổi: 12 tuổi.Sinh từ 1/1/2005 đến 31/12/2005.
+ Có bố mẹ, ơng bà nội ngoại là người Việt Nam và thuộc dân tộc Thái,
đang sinh sống tại Sơn La.
+ Đã thay hết răng sữa và mọc đủ 24 răng vĩnh viễn (kể cả răng hàm lớn
thứ 2).
+ Chưa điều trị nắn chỉnh răng và các phẫu thuật tạo hình hàm mặt.
+ Khơng có dị dạng hàm mặt, khơng có tiền sử chấn thương.
+ Tự nguyện hợp tác tham gia nghiên cứu với sự đồng ý của phụ huynh
học sinh.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Khi có một trong các tiêu chí sau
+ Mất răng hàm lớn thứ nhất (một bên hoặc hai bên).
+ Có phục hình, hoặc tổn thương tổ chức cứng làm thay đổi chiều gần
xa của răng.
+ Đang mắc các bệnh cấp tính tồn thân hoặc răng miệng.
+ Không đủ thông tin hồ sơ, bệnh án.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian
Từ tháng 6/2017 đến tháng 9/2018.
2.2.2. Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Trường
31
Đại học Y Hà Nội, và tỉnh Sơn La.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
* Cỡ mẫu nghiên cứu:
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước tính 1 giá trị trung bìnhtrong quần thể:
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
- (1) Sai sót loại I (α): Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội
rút ra một kết luận dương tính giả, Zα = 1,96.
- (2) Sai sót loại II (β) hoặc lực mẫu (power là 1 - β): Chọn β = 0,1
(hoặc lực mẫu = 0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm
tính giả, Zβ= 1,28.
- : độ lệch chuẩn. Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá nhân trắc đầu mặt
của trẻ em dân tộc Thái 12 tuổi, nên dựa vào nghiên cứu của Lê Đức Lánh
(2002) [22] khi đo kích thước rộng cung răng hàm trên (R66) ở nam giới có kết
quả là: X ± s = 55,1± 2,6 (mm).
- : là sai số mong muốn (cùng đơn vị với mm).
: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với ), ước tính 0,31 mm.Thay
vào cơng thức trên, chúng tơi tính được cỡ mẫu cần nghiên cứu là:
n = (1,96 + 1,28)2 * 2,62/0,312 = 738 người.
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra là 738 trẻ. Trên thực tế trong
quá trình nghiên cứu khi triển khai cùng với đề tài cấp Nhà nước “Nghiên
32
cứu nhân trắc đầu mặt của người Việt Nam ứng dụng trong y học” chúng tôi
đã nghiên cứu trên 771 trẻ 12 tuổi dân tộc Thái tại Sơn La thỏa mãn tiêu
chuẩn nghiên cứu, điều này đảm bảo bộ số liệu có đủ độ tin cậy và chính xác.
* Phương pháp chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích theo tiêu chuẩn đặt ra và
lấy ở các trường học trung học cơ sở tại Sơn La.
Bước 1: Lựa chọn chủ đích các trường Trung học cơ sở tại tỉnh Sơn La là
vùng có học sinh 12 tuổi dân tộc Thái sinh sống với mật độ cao.
Tại Sơn La, chọn các trường: Trung học cơ sở Chiềng Sinh, Quyết Tâm,
Chiềng Cọ, Chiềng Mung, Hua La, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng An,
Chiềng Xôm, Chiềng Ngần và Chiềng Đen.
Bước 2: Chọn đối tượng nghiên cứu. Lên danh sách toàn bộ học sinh
đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Lập khung mẫu. Chọn cỡ mẫu theo kích thước
quần thể, nơi đơng người thì chọn nhiều và ngược lại.
2.3.3. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
- Dụng cụ nha khoa thông thường: Gương, gắp, thám trâm, trong khay
khám vô trùng, compa, thước đo tiêu chuẩn.
- Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX.
- Vật liệu lấy dấu và sáp cắn:Chất lấy dấu (Alginate), thìa lấy dấu, sáp
lá mỏng, đèn cồn, thạch cao siêu cứng, bát cao su, bay đánh chất dấu khn
và thạch cao đá.
33
Hình 2.1. Bộ dụng cụ lấy dấu, đỡ mẫu, đo đạc
Hình 2.2. Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX
2.4. Các bước nghiên cứu
- Bước đầu: Tập huấn các phương pháp thu thập số liệu, lập danh sách
đối tượng nghiên cứu, khám sàng lọc, lấy mẫu hàm, đổ mẫu, đo đạc chỉ số,
nhập số liệu.
- Bước 1: Lập danh sách trẻ em 12 tuổi tham gia khám sàng lọc cho
nghiên cứu.
- Bước 2: Khám sàng lọc và lập danh sách đối tượng nghiên cứu.
- Bước 3: Tiến hành lấy mẫu hàm và đổ mẫu bằng thạch cao.
- Bước 4: Đo đạc các chỉ số trên mẫu hàm thạch cao.
- Bước 5: Nhập, làm sạch và xử lý số liệu bằng phần mềm theo chương
trình đề tài nhà nước.
- Bước 6: Viết luận văn.
2.4.1. Lập danh sách trẻ em 12 tuổi
Lập danh sách học sinh theo lớp, xác minh lý lịch, chọn những học
sinh đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
2.4.2. Khám sàng lọc và lập danh sách đối tượng nghiên cứu
Khám sàng lọc, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn, lên danh sách.
+ Khám ngoài miệng:
Sự cân đối, hài hồ của khn mặt, dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.
+ Khám trong miệng:
Xác định tình trạng các răng: răng sâu, răng vỡ, răng thừa, răng dị dạng,
34
răng đã phục hình.
2.4.3. Các bước tiến hành lấy dấu, đổ mẫu
* Thực hiện:
+ Thử thìa.
+ Lấy dấu: Lấy dấu hai hàm bằng alginate. Biên giới mặt ngoài cung hàm
là đến đáy ngách lợi, mặt trong đối với hàm dưới đến ranh giới giữa lợi và sàn
miệng, đằng sau tối thiểu đến phía xa răng hàm lớn thứ hai của mỗi cung hàm.
+ Đổ mẫu bằng thạch cao đá, đổ đế bằng thạch cao thường ngay sau khi lấy dấu.
+ Gỡ mẫu khi đã đông cứng.
+ Mài mẫu theo tiêu chuẩn của chỉnh hình răng mặt:
Đế dày từ 3-4 cm, mặt phẳng đế song song với mặt phẳng cắn.
Mặt sau vng góc với đường giữa sống hàm.
Mặt bên tạo một góc 65º so với mặt sau và cách đường viền lợi 2-3mm.
Hàm trên mặt trước mài thành 2 mặt tạo với mặt bên một góc 30º.
Hàm dưới mặt trước mài tròn từ răng 3 bên này đến răng 3 bên
kia.
Hình 2.3. Mẫu hàm tiêu chuẩn
* Yêu cầu mẫu:
+ Mẫu không bị co.
+ Đủ đến răng hàm lớn thứ hai của mỗi hàm.
+ Mẫu không bị bọng, không vỡ, không gãy răng.