CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tải bản đầy đủ - 0trang
(a)
(c)
(b)
Hình 3.1. Mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ dung dịch Glipizid trong
các môi trường khác nhau
Kết quả ở hình 3.1 cho thấy mật độ quang có quan hệ tuyến tính với nồng độ
glipizid trong các mơi trường pH 1,2 (a); pH 4,5 (b) và đệm phosphat pH 6,8 (c) ở
khoảng nồng độ từ 2 µg/ml đến 15 µg/ml với hệ số tương quan R 2 ≈ 1. Như vậy, có
sự tương quan tuyến tính giữa mật độ quang và nồng độ glipizid trong khoảng khảo
sát. Do đó, có thể sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ UV tại bước sóng 223
nm để định lượng glipizid giải phóng trong q trình hòa tan.
3.1.2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
Điều kiện sắc ký như trong mục 2.2.2
63
3.1.2.1. Khảo sát tính tương thích của hệ thống
Tiến hành tiêm lặp lại 6 lần dung dịch glipizid chuẩn có nồng độ 10µg/ml và
ghi lại các giá trị về thời gian lưu (t R), diện tích pic, hệ số bất đối xứng. Độ lặp lại
của hệ thống được biểu thị bằng độ lệch chuẩn tương đối RSD. Kết quả được ghi
trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sự phù hợp của phương pháp sắc ký
STT
Thông số
Giá trị
1
Thời gian lưu tR (phút)
3,78
2
RSD của tR (%)
0,40
3
RSD của diện tích pic trung bình (%)
0,48
5297946
4
Diện tích pic TB (mAU)
5
Hệ số bất đối xứng
1,31
Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy, RSD của thời gian lưu và diện tích pic đều nhỏ
hơn 2%. Điều kiện HPLC cho độ lặp lại tốt về thời gian lưu, diện tích pic và hệ số
bất đối xứng đối với cả 2 thành phần phân tích. Hệ thống tương thích với quy trình
định lượng.
3.1.2.2. Thẩm định quy trình phân tích
a. Tính đặc hiệu
Để chứng minh sự có mặt của tá dược và dung môi pha động không ảnh
hưởng đến phương pháp phân tích. Khảo sát trên mẫu tự tạo gồm: mẫu placebo (hỗn
hợp tá dược có thành phần như cơng thức viên), mẫu thử (Gli), ghi lại diện tích pic
và thời gian lưu của các pic của glipizid, kết quả được trình bày ở hình 3.2.
Trên sắc ký đồ hình 3.2 (b), pic của glipizid xuất hiện sau 3,77 phút. Trên sắc
ký đồ của mẫu trắng, không thấy xuất hiện pic lạ tại vị trí pic của glipizid. Điều đó
chứng tỏ tá dược và dung mơi pha động khơng làm ảnh hưởng đến kết quả định
lượng glipizid bằng phương pháp HPLC.
64
a.
b.
c.
Hình 3.2. Sắc ký đồ: a – mẫu trắng, b- mẫu chuẩn, c – mẫu thử
b. Tính tuyến tính
Khảo sát sự phụ thuộc tuyến tính giữa diện tích pic và nồng độ Glipizid bằng
cách pha dãy dung dịch chuẩn Glipizid có nồng độ lần lượt là 0,5; 1; 2; 4; 6; 8; 10;
12; 15; 20 µg/ml. Tiến hành sắc ký. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.3.
Bảng 3.3. Sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ glipizid và diện tích pic
Nồng độ
(µg/ml)
Diện tích pic
(mAU.s)
Nồng độ
(µg/ml)
65
Diện tích pic
(mAU.s)
0,5
300159,3
8
4332575,7
1
555935,0
10
5297945,7
2
1087499,3
12
6292494,3
4
2131288,3
15
8190341,0
6
3167359,3
20
10687658,3
Phương trình hồi qui: Y=535,069x + 4,0371
Hệ số tương quan: R2= 0,9995
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa diện tích pic và nồng độ của glipizid
Kết quả của bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy, trong khoảng nồng độ từ 0,5 µg/ml
đến 20 µg/ml, có sự tương quan tuyến tính giữa diện tích pic và nồng độ glipizid
với hệ số tương quan R2 = 0,9995. Trên cơ sở đó, lựa chọn nồng độ khoảng 10
µg/ml để định lượng glipizid trong chế phẩm.
c. Độ lặp lại
Độ lặp lại được đánh giá dựa trên độ lặp lại của 6 thí nghiệm riêng biệt. Kết
quả được trình bày trong bảng 3.4:
Bảng 3.4. Khảo sát độ lặp lại của của phương pháp định lượng HPLC
% Hàm lư
66
Từ kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, với quy trình sắc ký đã chọn, phương pháp
định lượng Glipizid có độ chính xác cao, độ lệch chuẩn tương đối là 0,39% (<2%),
đạt tiêu chuẩn theo qui định.
d. Tính đúng
Tiến hành xác định độ đúng bằng phương pháp thêm chuẩn. Thêm một lượng
Glipizid chuẩn khoảng 5,0 mg vào mẫu thử sao cho nồng độ vẫn nằm trong khoảng
tuyến tính đã khảo sát, thêm lần lượt 80%, 100%, 120% lượng mẫu chuẩn vào 3
mẫu tương ứng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Khảo sát độ đúng của phương pháp HPLC
STT
Tỷ lệ chuẩn
thêm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
80%
80%
80%
100%
100%
100%
120%
120%
120%
Lượng
thêm
Vào (mg)
4
4
4
5
5
5
6
6
6
Hàm lượng
mẫu (mg)
Lượng tìm
lại (mg)
5
5
5
5
5
5
5
5
5
Trung bình
RSD
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy phương pháp có tỷ
% Tìm
lại
3,965
3,948
4,023
4,949
4,964
4,958
6,034
5,975
5,982
99,13%
98,70%
100,58%
98,98%
99,28%
99,16%
100,57%
99,58%
99,70%
99,52%
0,67%
lệ tìm lại là 99,52% (từ
98,70% đến 100,58%) và độ lệch chuẩn tương đối là 0,67% (<2%). Điều đó chứng
tỏ phương pháp có độ đúng cao, đạt yêu cầu. Như vậy, phương pháp HPLC đã xây
dựng có khoảng tuyến tính thích hợp, độ đúng, độ lặp lại cao. Có thể ứng dụng
phương pháp HPLC này để định lượng Glipizid trong các mẫu phân tích.
3.2. THỬ HÒA TAN VIÊN ĐỐI CHIẾU
Glucotrol XL (Pfizer- Mỹ) là dạng viên giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm
thẩm thấu với các hàm lượng 2,5; 5; 10mg. Hiện nay sản phẩm này được nhượng
67
quyền cho các nước hoặc sản xuất ở các nước dưới các tên biệt dược khác nhau và
thuốc generic. Ví dụ như Ozidia (Pfizer – Pháp), Glipizide XL (Sandoz).
Trong nghiên cứu này, lựa chọn viên nén Ozidia 10mg (Pfizer – Pháp) để làm
viên đối chiếu trong nghiên cứu với số lô Z341304 hạn sử dụng tháng 10/2017. Tiến
hành đánh giá độ hòa tan của viên Ozidia 10 mg theo các phương pháp trình bày ở
mục 2.2.2. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6, hình 3.4.
Bảng 3.6. Tỷ lệ % Glipizid giải phóng từ viên đối chiếu Ozidia 10 mg trong
môi trường đệm phosphat pH 6,8 (n= 12)
Thời gian (giờ)
1
2
3
4
5
6
8
10
12
16
Ozidia (%)
0,33
2,01
8,70
17,1
25,9
35,0
51,5
69,7
86,3
109,3
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ % Glipizid giải phóng từ viên đối chiếu Ozidia
10mg trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 (n= 12)
Khi thử hòa tan viên Ozidia 10mg trong mơi trường đệm pH 6,8, trong 2 giờ
đầu tiên dược chất chỉ giải phóng được 2,01%. Giai đoạn từ 2 giờ đến 16 giờ, dược
chất được giải phóng đều đặn gần như tuyến tính theo phương trình y = 8,8812x –
16,4103 (với hệ số tương quan R 2= 0,9995) với tốc độ khoảng 8,4 %/giờ (từ 6,67
%- 9,07 %). Sau đó từ 12 giờ đến 16 giờ, dược chất được giải phóng với tốc độ
chậm hơn (khoảng 5,74 %/giờ) và viên đã giải phóng hết dược chất (hàm lượng
viên định lượng được 109,2).
Như vậy, q trình giải phóng dược chất Glipizid từ viên Ozidia giải phóng
kéo dài chứa Glipizid 10 mg, có sự trì hỗn giải phóng ở 2 giờ đầu tiên. Do viên
68
Ozidia cấu tạo viên nén dạng bơm thẩm thấu gồm viên nhân có cấu tạo 2 lớp kéođẩy và màng bao CA có khoan lỗ.
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC VIÊN NÉN GLIPIZID
DẠNG CỐT
3.3.1. Kết quả xây dựng cơng thức viên nén Glipizid dạng cốt qui mơ phòng thí
nghiệm
Trên cơ sở đồ thị giải phóng của viên đối chiếu Ozidia và kết quả khảo sát sơ
bộ lựa chọn thành phần viên nén Glipizid giải phóng kéo dài dạng cốt thân nước
chứa dược chất Glipizid 10 mg/viên. Do Glipizid ít tan và sơ nước, lựa chọn các
polyme tạo cốt là các polyme thân nước gồm: HPMC K100M, HPMC K15M,
HPMC K4M, HPMC K100LV. Để đánh giá ảnh hưởng của tá dược tới tính chất
viên và khả năng giải phóng dược chất, thành phần công thức viên nén Glipizid
được lựa chọn như sau:
Glipizid
10 mg
HPMC (K4M, K15M, K100M, K100LV)
Lactose monohydrat
Vừa đủ
Mg stearat, Aerosil
Vừa đủ
Dung dịch tá dược dính PVP 10%/ethanol
3.3.1.1. Ảnh hưởng của loại polyme
Vừa đủ
Vừa đủ
Để đánh giá ảnh hưởng của loại polyme tới đặc tính của viên cốt và khả năng
giải phóng dược chất từ viên. Cố định tỷ lệ polyme: dược chất (5:1) và tỷ lệ các
thành phần khác trong viên (magnesi stearat : Aerosil (2:1), lactose, PVP 10%), thay
đổi loại polyme HPMC K4M (CT1), HPMC K15M (CT2), HPMC K100M (CT3),
HPMC K100LV (CT4)).
Tiến hành bào chế các công thức như ở bảng 3.7 và theo phương pháp mô tả ở
mục 2.2.1 qui mô 200 viên/mẻ và đánh giá khả năng giải phóng dược chất theo
phương pháp ghi ở mục 2.2.2. Kết quả độ hòa tan được trình bày ở hình 3.5.
Bảng 3.7. Cơng thức viên nén Glipizid GPKD có loại polyme thân nước khác nhau
CT1
10
69
50
113
2
1
10
Hình 3.5. Tỷ lệ % dược chất giải phóng từ viên có loại polyme khác nhau (n= 6)
Kết quả ở hình 3.5 cho thấy khi sử dụng cùng tỷ lệ polyme tạo cốt (tỷ lệ
polyme: dược chất 5:1), các viên bào chế từ loại polyme khác nhau có tốc độ giải
phóng dược chất từ viên khác nhau. Tốc độ giải phóng tăng dần theo thứ tự HPMC
K100M < HPMC K15M < HPMC K4M < HPMC K100LV, tỷ lệ nghịch với độ nhớt
của polyme.
Với công thức sử dụng HPMC K100LV (CT4), dược chất được giải phóng
nhanh nhất, cụ thể sau 6 giờ đã giải phóng trên 80% dược chất (87,56%). Có thể là
do HPMC K100LV là polyme thân nước có độ nhớt thấp, dễ trương nở và hòa tan
nhanh trong nước, nên khi viên cốt tiếp xúc với mơi trường hòa tan nước dễ dàng
thấm vào và hòa tan nhanh polyme, lactose và dược chất trên bề mặt viên, viên cốt
nhanh chóng bị ăn mòn từ bề mặt viên vào trong lòng cốt do polyme HPMC
K100LV tạo thành lớp gel có độ nhớt thấp, lỏng lẻo và mòn nhanh trong mơi trường
thử hòa tan.
Với viên cốt bào chế sử dụng HPMC K4M, HPMC K15M và HPMC K100M
70
thì dược chất giải phóng từ viên chậm hơn, đặc biệt là cơng thức viên có cốt là
HPMC K100M (sau 10 giờ chỉ giải phóng được 5,60 %). Điều này có thể giải thích
là do HPMC K100M có khối lượng phân tử lớn và độ nhớt cao nhất, nên trương nở
chậm và hòa tan chậm trong nước. Khi viên tiếp xúc với mơi trường hòa tan, các
polyme này trương nở chậm tạo thành lớp gel có độ nhớt cao, chính lớp gel này tạo
thành hàng rào cản trở quá trình thấm của nước từ môi trường và đồng thời cản trở
quá trình dược chất khuếch tán từ trong cốt ra ngồi. Kết quả là dẫn tới làm chậm
q trình hòa tan dược chất từ viên cốt. Độ nhớt càng cao thì polyme càng làm giảm
tốc độ giải phóng dược chất từ cốt.
Trong các công thức trên, công thức CT1 (chứa HPMC K4M) có tốc độ giải
phóng dược chất đều đặn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu được lựa chọn cho
các nghiên cứu tiếp theo.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ Glipizid- HPMC K4M (tỷ lệ %polyme/viên)
Để đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ polyme: dược chất, thay đổi tỷ lệ dược chất:
HPMC K4M là 1:2 (CT5), 1:5 (CT1), 1:10 (CT6) và cố định các thành phần khác
trong viên như ở bảng 3.8. Viên được bào chế theo phương pháp 2.2.1 và đánh giá
khả năng giải phóng theo phương pháp 2.2.2. Kết quả được trình bày ở hình 3.6.
Bảng 3.8. Cơng thức viên Glipizid GPKD có tỷ lệ HPMC K4M- Glipizid khác nhau
CT5
10
20
143
2
1
10
71
Hình 3.6. Tỷ lệ % dược chất giải phóng từ viên nén Glipizid GPKD có tỷ lệ dược
chất: HPMC K4M khác nhau (n = 6)
Từ kết quả hình 3.6 cho thấy, khi tăng tỷ lệ polyme HPMC K4M trong viên
cốt thì tốc độ giải phóng dược chất từ viên càng giảm. Điều này chứng minh vai trò
kiểm sốt giải phóng của polyme tạo cốt có ảnh hưởng mạnh tới khả năng giải
phóng dược chất từ dạng cốt.
Ở tỷ lệ Glipizid: HPMC K4M là 1:2, trong 1 giờ Glipizid đã giải phóng hơn
50% (53,88%), điều này là do lượng HPMC K4M chưa đủ để tạo nên hàng rào gel
kiểm sốt giải phóng dược chất.
Tiếp tục tăng tỷ lệ polyme trong viên thì khả năng kiểm sốt q trình hòa tan
dược chất càng tăng lên. Tại thời điểm 5 giờ, viên cốt CT5 (tỷ lệ Glipizid: HPMC
K4M =1:2) giải phóng 56,04% dược chất. Trong khi đó, tỷ lệ Glipizid: HPMC K4M
=1: 5 giải phóng 16,59% và 8,54% với viên có tỷ lệ Glipizid: polyme =1:10 ở cùng
thời điểm.
Có thể giải thích là do khi viên cốt tiếp xúc với mơi trường hòa tan, HPMC
K4M hút nước trương nở tạo ra hàng rào gel có độ nhớt cao bao quanh viên cốt, có
vai trò kiểm sốt lượng nước đi vào viên từ mơi trường và kiểm sốt tốc độ giải
phóng Glipizid từ trong viên ra. Chính vì vậy, khi lượng polyme càng tăng, tạo lớp
gel càng dày, dẫn tới nước thấm qua lớp gel vào viên và tốc độ hòa tan Glipizid từ
viên cốt càng chậm lại.
Khi tăng lượng polyme trong viên đồng thời cũng giảm lượng tá dược độn
lactose, và ngược lại. Do lactose là tá dược độn dễ tan trong nước, nên dễ hòa tan
tạo thành các kênh có vai trò kéo nước từ ngồi vào trong viên và khuếch tán dược
72
chất ra ngồi. Vì vậy, khi tăng lượng HPMC K4M, lượng lactose giảm đồng nghĩa
với sự giảm đi của số lượng kênh khuếch tán được tạo thành, nên cũng hiệp đồng
với sự tăng lên của bề dày lớp gel làm cho tốc độ khuếch tán của dược chất qua lớp
gel càng chậm. Ngược lại, khi giảm lượng polyme, tăng lượng lactose cũng làm
tăng số lượng tăng kênh khuếch tán và giảm bề dày lớp gel nên dược chất khuếch
tán dễ dàng và nhanh hơn ra khỏi viên. Như vậy, ngồi vai trò chính của polyme
kiểm sốt giải phóng HPMC K4M, thì tá dược độn lactose cũng góp 1 phần vào q
trình giải phóng dược chất.
Khi so sánh với viên đối chiếu, viên cốt có tỷ lệ dược chất: HPMC K4M 1:5
có tốc độ giải phóng chậm hơn khoảng 4,61%/giờ (trong giai đoạn từ 3-16 giờ) và
đến 16 giờ chưa giải phóng hết dược chất (chỉ giải phóng được 66,60%).
Do vậy để tăng tốc độ giải phóng dược chất từ viên cốt, cần phối hợp HPMC
K4M với một polyme thân nước có độ nhớt thấp hơn. Từ kết quả nghiên cứu ở trên,
HPMC K100LV có độ nhớt thấp và dễ ăn mòn hơn nên được lựa chọn để phối hợp với
HPMC K4M làm tá dược kiểm sốt giải phóng dược chất để tiếp tục nghiên cứu.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ HPMC K100LV- HPMC K4M
Để lựa đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ polyme HPMC K100LV phối hợp, thay
đổi tỷ lệ HPMC 100LV:HPMC 4M với các tỷ lệ lần lượt như sau 1:3 (CT7),
1:1(CT8), 3:1 (CT9) và cố định tỷ lệ polyme:dược chất là 10:1 và các thành phần
khác trong viên như ở bảng 3.9. Viên được bào chế theo phương pháp 2.2.1 được
đánh giá khả năng giải phóng theo phương pháp 2.2.2. Kết quả thử hòa tan được
trình bày ở hình 3.7.
Bảng 3.9. Cơng thức viên Glipizid GPKD có tỷ lệ HPMC K4M- 100LV khác nhau
Thành phần
(mg/viên)
CT7
CT8
CT9
Glipizid
10
10
10
HPMC K4M
75
50
25
HPMC K100LV
25
50
75
Lactose
63
63
63
Mg stearat
2
2
2
73