Hình 3.1: Khung nghiên cứu
Tải bản đầy đủ - 0trang
64
Như vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm:
Thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực quản lý
của ĐDTK với kết quả chăm sóc người bệnh; trên cơ sở đó xây dựng khung lý
thuyết và lựa chọn mơ hình nghiên cứu năng lực quản lý của ĐDTK với kết quả
hoạt động chăm sóc người bệnh.
Thứ hai, đánh giá thực trạng năng lực quản lý của ĐDTK với kết quả chăm
sóc người bệnh tại các bệnh viện công lập trung ương trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
Thứ ba, đề xuất khuyến nghị nâng cao năng lực quản lý của ĐDTK với kết
quả chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện công lập trung ương trên địa bàn thành
phố Hà Nội những năm tới.
3.2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
Giả thuyết:
Thứ nhất, phương án đo lường năng lực quản lý của ĐDTK và mối quan hệ
của năng lực quản lý của ĐDTK với kết quả chăm sóc người bệnh cần phù hợp với
hoàn cảnh của Việt Nam;
Thứ hai, các ĐDTK và các ĐDV có nhận định tương đương về năng lực quản
lý của ĐDTK và năng lực của ĐDTK có liên quan với một số kết quả chăm sóc
người bệnh như tình trạng trượt ngã, tình trạng loét đè ép, tình trạng dùng nhầm
thuốc và mức độ hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập trung ương
trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Thứ ba, có thể nâng cao năng lực quản lý của ĐDTK và chất lượng của các
kết quả chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện công lập trung ương trên địa bàn
thành phố Hà Nội những năm tới.
Câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, năng lực quản lý của ĐDTK là gì, bao gồm những yếu tố nào? Các
kết quả đầu ra của quá trình chăm sóc người bệnh là gì? Năng lực quản lý của
ĐDTK có quan hệ như thế nào đến kết quả chăm sóc người bệnh?
Thứ hai, thực trạng năng lực quản lý của ĐDTK tại các bệnh viện công lập
trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? ảnh hưởng của
năng lực quản lý của ĐDTK đến kết quả chăm sóc như thế nào? Mức độ ảnh hưởng
của từng yếu tố ra sao?
Thứ ba, những định hướng nào để cao năng lực quản lý của ĐDTK với kết quả
65
chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện cơng lập trung ương trên địa bàn thành phố
Hà Nội những năm tới
3.3. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện thơng qua ba giai đoạn
chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ (2) Nghiên cứu định lượng chuyên sâu. Trong đó
cụ thể:
Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Được coi như giai đoạn nghiên cứu nền tảng
của luận án. Trong giai đoạn này, nghiên cứu tập trung vào xây dựng các chỉ tiêu
nghiên cứu, xác định các biến dùng trong nghiên cứu, lập bảng hỏi và phân tích sơ
bộ bảng hỏi bằng phương pháp định tính. Trong đó, các cơng việc cụ thể như sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của luận án, tổng hợp các kết quả của
các nghiên cứu trước đây, đánh giá những kết quả phù hợp đối với tình huống
nghiên cứu của đề tài và những hạn chế chưa được giải quyết từ các nghiên cứu
trước đây.
- Xây dựng khung nghiên cứu cho đề tài, xác định các biến số dùng trong phân
tích, xây dựng bảng hỏi điều tra thơng tin.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia về bảng hỏi. Dựa trên ý kiến chuyên gia để
hoàn thiện, bổ sung và chỉnh sửa bảng hỏi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và
thực tiễn, điều chỉnh hoặc bổ sung các nhân tố khác có ý nghĩa cho nghiên cứu. Các
chuyên gia tham gia góp ý là các Giáo sư, Phó giáo sư về Y khoa, Kinh tế học từ
các bệnh viện lớn ở Hà Nội và các trường Đại học; Ngồi ra, còn có sự phản biện từ
các chun gia điều tra xã hội học.
- Tiến hành thu thập các thông tin nền từ các số liệu thứ cấp, liên hệ với
các bệnh viện, với cơ quan quản lý để thu thập các thông tin chung về bệnh
viện nghiên cứu
Giai đoạn nghiên cứu định lượng chuyên sâu:
- Điều tra thử nghiệm trên 100 đối tượng và đánh giá thử độ đồng đều của
thang đo, điều chỉnh các thang đo theo hướng loại bỏ các câu hỏi hoàn toàn làm
giảm chất lượng các thang đo.
- Điều tra chính thức trên các đối tượng nghiên cứu (60 điều dưỡng trưởng và 538
điều dưỡng viên tại 60 khoa của 07 bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn Hà Nội), tiến
hành phân tích cơ bản thơng tin về các đối tượng điều tra, phân tích thống kê căn bản.
- Sử dụng các cơng cụ phân tích định lượng để đánh giá tổng hợp các nhóm
66
nhân tố. Ngồi ra thực hiện các phân tích logistic hồi quy để nghiên cứu ảnh hưởng
của các nhân tố đến các biến số phản ánh chất lượng chăm sóc người bệnh. Cụ thể
thực hiện các cơng việc:
o Kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo.
o Phân tích thành phần chính, xác định các nhóm thành phần chính và tính
tốn các chỉ tiêu đại diện các nhóm.
o Phân tích tương quan và phân tích phương sai
o Phân tích hồi quy logistic ảnh hưởng của các nhóm nhân tố lên các biến số
phản ánh chất lượng chăm sóc người bệnh.
3.4. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
3.4.1. Chọn mẫu và cỡ mẫu
3.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Các bệnh viện được chọn có chủ đích đảm bảo bao gồm các bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa, bệnh viện lớn và bệnh viện nhỏ trực thuộc trung ương và đóng
trên địa bàn Hà Nội.
Các ĐDT và ĐDV được lựa chon thuận tiện, nhằm tìm được các đối tượng sẵn
sàng chia sẻ thông tin. Tại mỗi bệnh viện, nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra các điều
dưỡng trưởng khoa và lựa chọn điều tra các điều dưỡng viên trong từng đơn vị của điều
dưỡng trưởng khoa quản lý theo phương pháp thuận tiện. Tuy vậy, do đa phần các điều
dưỡng viên là nữ, nên việc lựa chọn điều tra thông tin điều dưỡng viên ngẫu nhiên cũng
đảm bảo tỷ lệ giới tính tương ứng như tỷ lệ thực tế tại các đơn vị.
3.3.1.2. Kích thước mẫu
Để xác định kích cỡ mẫu, nghiên cứu sử dụng gợi ý từ các nghiên cứu trước
đây cho từng phương pháp phân tích định lượng cụ thể. Nghiên cứu sử dụng chính
hai phương pháp phân tích định lượng là phân tích thành phần chính (PCA) và phân
tích hồi quy logistic. Tương ứng với từng phương pháp, các yêu cầu kích thước mẫu
cụ thể như sau:
Đối với yêu cầu dành cho phương pháp phân tích thành phần chính (PCA),
theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), các tác giả đề xuất
kích thước mẫu tối thiểu gấp năm lần tổng số biến quan sát. Khi đạt được kích cỡ
mẫu này, số liệu mới được coi là đạt yêu cầu phân tích nhân tố. Với bảng hỏi dự
kiến bao gồm 55 câu hỏi, kích thước mẫu tối thiểu cần đạt 55
5 = 275 quan sát.
67
Tuy nhiên bởi nghiên cứu được thực hiện trên 07 bệnh viện có đặc điểm khá khác
biệt nên cần tiến hành điều tra trên diện rộng hơn, thực tế cần điều tra trên 550 đối
tượng với tối thiểu 50 ĐDT và 500 ĐDV.
Đối với yêu cầu của phương pháp phân tích mơ hình hồi quy logistic, theo
nghiên cứu của Tabachnick và Fidell, 1996), cần thu thập mẫu tối thiểu là 50 + 8m
quan sát, trong đó, m là số biến độc lập trong mơ hình. Với lượng nhân tố dự kiến là
5 nhóm, kích thước mẫu tối thiểu cần đạt là 90 quan sát.
Từ yêu cầu về số quan sát ở trên và dựa theo điều kiện của nghiên cứu, tác
giả cần điều tra trên 50 ĐDT và 500 điều dưỡng viên tại các bệnh viện trung ương
trên địa bàn Hà Nội. Thực tế, nghiên cứu đã điều tra 60 ĐDTK và 532 ĐDV.
3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.4.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý gồm Cục Quản lý Khám Chữa
bệnh, các phòng Hành chính tổng hợp tại các bệnh viện. Người nghiên cứu tiến
hành liên hệ và thu thập dữ liệu, đối sánh dữ liệu và kiểm tra lại dữ liệu nhằm đảm
bảo các dữ liệu là thống nhất và đáng tin cậy.
3.4.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng các bảng
hỏi được thiết kế cho các ĐDTK và các ĐDV.
Nhập và làm sạch dữ liệu.
3.4.3. Thiết kế bảng hỏi
Mục tiêu chính của luận án là đánh giá mối liên quan giữa năng lực quản lý
của ĐDTK với kết quả chăm sóc người bệnh. Trong đó, bảng hỏi sẽ được thiết kế
cho hai đối tượng: Điều dưỡng trưởng khoa và các điều dưỡng viên.
• Quy trình thiết kế bảng hỏi.
Bảng hỏi được thiết kế dựa trên việc tham khảo bảng hỏi từ các nghiên cứu
trước đây, hiệu chỉnh cho phù hợp với thực trạng trong nước và dựa trên ý kiến góp
ý của các chuyên gia. Trong đó, quy trình cụ thể theo trình tự như sau:
- Xác định nhóm các thơng tin điều tra, tham khảo bảng hỏi của các nghiên
cứu trước đây.
- Xây dựng nhóm tiêu chí đánh giá, xác định cụ thể từng thơng tin điều tra
trong từng nhóm tiêu chí.
- Xây dựng bảng hỏi sơ bộ và hiệu chỉnh ngôn ngữ trong bảng hỏi.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia (các bác sỹ, điều dưỡng tại các bệnh viện, các
68
chuyên gia tại các trường đại học) để hiệu chỉnh, bổ sung bảng hỏi.
- Hoàn thiện bảng hỏi chính thức.
• Bảng hỏi dành cho điều dưỡng trưởng khoa
Đối với bảng hỏi dành cho điều dưỡng trưởng khoa, nghiên cứu tập trung vào
ba nhóm thơng tin cơ bản: nhóm thơng tin cá nhân của điều dưỡng trưởng khoa,
nhóm thơng tin về tự đánh giá năng lực (với các nội dung tương tự như của điều
dưỡng viên, trình bày trong phần sau) và nhóm thơng tin về kết quả chăm sóc người
bệnh ở đơn vị quản lý của điều dưỡng trưởng khoa.
Đối với các thông tin cá nhân, nghiên cứu tập trung vào các thông tin cơ bản
như giới tính, độ tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm làm điều dưỡng và thời gian làm quản
lý. Đây là các thơng tin quan trọng để tiến hành phân tích thống kê so sánh chất
lượng của điều dưỡng trưởng khoa theo các nhóm thơng tin cá nhân.
Đối với thơng tin về kết quả chăm sóc người bệnh, nghiên cứu tập trung vào
một số chỉ tiêu chính được gợi ý từ nghiên cứu của Ten Haaf (2007) và Sharon
Holcombe Pappas (2007). Trong đó, cụ thể các thơng tin được điều tra như sau:
Bảng 3.1: Các thơng tin về kết quả chăm sóc người bệnh
Thông tin
Diễn giải
Căn cứ tham khảo
Chú ý
Số người bệnh ngã
Nhận giá trị bằng số
người bệnh ngã/ năm
Ten Haaf (2007)
Thể hiện năng lực
chuyên môn của
ĐDTK đến các
trường hợp NB ngã
Lỗi cấp phát thuốc
Nhận giá trị tương
ứng với số lỗi do
dùng thuốc (như
dùng sai chỉ định,
nhầm loại thuốc,
nhầm NB)/ năm
Ten Haaf (2007)
Số người bệnh loét
tỳ đè
Nhận giá trị tương
ứng với số NB bị
loét tỳ đè trong quá
trình điều trị/ năm
Sharon Holcombe
Pappas (2007)
Thể hiện năng lực
chuyên môn của
ĐDTK đến NB bị
loét tỳ đè
Số người bệnh hài
lòng
Nhận giá trị tương
ứng với số NB hài
lòng trong q trình
điều trị/năm
Ali T. Shnishil, M.Sc
Khalida A. Mansour,
PhD (2013)
Đánh giá sự hài lòng
của người bệnh đối
với sự chăm sóc của
điều dưỡng tại khoa
chạy thận nhân tạo
• Bảng hỏi dành cho điều dưỡng viên
Thể hiện năng lực
chuyên môn của
ĐDTK đến các sự cố
y khoa (sự cố nhầm
thuốc)
69
Đối với bảng hỏi dành cho điều dưỡng viên, nghiên cứu tập trung vào các
nhóm thơng tin sau: Nhóm thơng tin cá nhân về điều dưỡng viên, nhóm thơng tin về
đánh giá tầm quan trọng và đánh giá thực tế năng lực của điều dưỡng trưởng khoa.
Đối với các thông tin cá nhân, nghiên cứu tập trung vào các thông tin cơ bản
như tuổi, giới tính, kinh nghiệm của điều dưỡng viên, đây là các thơng tin có tính
chất phân nhóm để phân tích sự khác nhau về đánh giá năng lực trưởng khoa giữa
các nhóm điều dưỡng viên.
Đối với thơng tin về đánh giá tầm quan trọng và năng lực thực tế của điều dưỡng
trưởng khoa, nghiên cứu tập trung vào một số chỉ tiêu chính được gợi ý từ nghiên cứu
của Ten Haaf (2007) và sự góp ý từ các chuyên gia trong nước. Trong đó, cụ thể có năm
nhóm thơng tin về năng lực của điều dưỡng trưởng khoa là năng lực về kĩ thuật, quản lý
nhân sự, khả năng tư duy (nhận thức), khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý tài chính. Đối
với mỗi nhóm thơng tin này, các câu hỏi sẽ được điều tra theo hai cấp độ: cấp độ về tầm
quan trọng và cấp độ về đánh giá năng lực thực tế. Các câu hỏi đều được khảo sát theo thang
đo Likert, trong đó với cấp độ quan trọng có 5 mức: 1 – Rất không quan trọng, 2- Không
quan trọng, 3 – Quan trọng, 4 – Khá quan trọng và 5 – Rất quan trọng; tương tự, với đánh
giá mức độ năng lực cũng có 5 mức: 1- Rất thấp, 2 – Thấp, 3 – Trung bình, 4 – Cao, 5- Rất
cao. Các nhóm thông tin điều tra và các chỉ tiêu đánh giá cụ thể như sau.
Bảng 3.2: Nhóm các tiêu chí về kỹ năng chun mơn của điều
dưỡng trưởng khoa
Mã hóa tiêu chí
Diễn giải
te01
Các tiêu chuẩn thực hành điều dưỡng
te02
Các hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc
te03
Lập kế hoạc chăm sóc
te04
Các cơng cụ khám, chữa bệnh, chuẩn đốn
te05
Các hệ thống phân loại người bệnh
te06
Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
te07
Thực hành dựa trên nghiên cứu
te08
Công nghệ mới
te09
Quản lý hồ sơ của từng người bệnh
te10
Hệ thống thơng tin và máy tính
te11
Tiêu chuẩn của cơ quan điều tiết (Nhà nước, Hiệp hội)