Theo các tác giả: Điều trị bảo tồn có vai trò lớn trong việc giảm triệu chứng, nhất là triệu chứng đau, phục hồi chức năng vận động đã bị hạn chế do đau và góp phần phục hồi sau phẫu thuật như điện châm, cấy chỉ catgut bài thuốc y học cổ truyền. Phương ph
Tải bản đầy đủ - 0trang
31
của cung phản xạ đau, là một yếu tố bệnh sinh gây co thắt mạch máu, do đó
thuốc cũng có vai trò điều trị căn nguyên ở một mức độ nhất định [6].
+ Kéo giãn cột sống cổ: Là khâu quan trọng, trong điều trị bệnh sinh của
TVĐĐ, việc lựa chọn trọng lượng kéo giãn dựa vào trọng lượng của BN và khả
năng chịu đựng của họ, khởi đầu từ 3- 4kg sau tăng dần đến mức tối đa, BN
chịu đựng được thì duy trì, rồi giảm dần trước khi kết thúc liệu trình kéo, mỗi
lần kéo từ 15-20 phút, ngày kéo từ 1-3 lần và mỗi liệu trình kéo từ 10-20 ngày,
sau khi kéo giãn cần đeo nẹp 1-2 giờ hoặc nằm nghỉ 15-20 phút [35].
+ Vật lý trị liệu: Bao gồm kéo giãn cột sống, giảm đau bằng nhiệt, bức xạ
hồng ngoại, đắp paraffin, năng lượng sóng ngắn, điện xung [43]. Xoa bóp bấm
nắn có tác dụng tốt nếu làm đúng kỹ thuật, nhằm nới giãn cơ co thắt. Nắn chỉnh
lệch khớp, mở rộng khe gian đốt, giải phóng chèn ép.
1.4.2. Các phương pháp can thiệp tối thiểu
1.4.2.1. Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng LASER qua da
Được Choy D.W. và cs. thực hiện 1998, dựa trên nguyên lý dùng năng
lượng laser để đốt cháy một thể tích nhỏ nhân nhày, giảm áp lực bên trong của
đĩa đệm, phần đĩa đệm thoát vị co nhỏ, bớt đè ép vào rễ thần kinh [44].
+ Chỉ định: TVĐĐ có hội chứng rễ, chẩn đoán bằng chụp CHT.
+ Chống chỉ định: TVĐĐ có mảnh rời, có chèn ép tủy, hoặc kèm theo thối
hóa cột sống nặng, có gai xương lớn và hẹp ống sống nặng.
Theo Choy D.W. và cs. (1992), cho thấy điều trị TVĐĐ bằng laser qua da đạt
tỷ lệ thành công từ 75 đến 89% và biến chứng <1%, kỹ thuật này được sử dụng
nhiều nhất cho TVĐĐ CSTL, ít được sử dụng cho TVĐĐ CSC 0,14% [44].
Nhữ Đình Sơn và cs. (2011), điều trị 61 BN TVĐĐ CSTL với phương pháp
giảm áp đĩa đệm bằng laser, kết quả rất tốt và tốt tại thời điểm ra viện và sau 03
32
tháng điều trị là 63,93% và 86,04%, tỷ lệ khỏi bệnh sau 03 tháng là 83,7%, có 4
BN chiếm 9,3% phải chuyển điều trị phẫu thuật [45].
33
1.4.2.2. Liệu pháp hóa tiêu nhân
Lyman đề xuất năm 1963, dùng Chymopapain hoặc Aprotinin tiêm vào
trong đĩa đệm đã được sử dụng rộng rãi ở Pháp và Mỹ vào những thập kỷ 7080.
+ Chỉ định: TVĐĐ CSC gây đau rễ thần kinh cổ dai dẳng, điều trị nội khoa
không kết quả.
+ Chống chỉ định: TVĐĐ có mảnh rời thành khối lớn, đè ép tủy sống,
xuyên màng cứng, kèm theo hẹp ống sống, đĩa đệm thối hóa nặng.
1.4.2.3. Tiêm khoang ngồi màng cứng cột sống cổ bằng thuốc
a). Nguyên lý của phương pháp tiêm ngoài màng cứng cột sống cổ
Bằng phương pháp can thiệp tối thiểu, thuốc kháng viêm được đưa vào
nơi tổn thương. Nhờ vậy, tác dụng phù viêm được cải thiện nhanh chóng, giải
phóng rễ khỏi chèn ép và kích thích, giải phóng được xung đột đĩa rễ, triệu
chứng lâm sàng giảm hoặc mất [1]. Có thể tiếp cận khoang ngồi màng cứng
bằng 02 con đường, qua đường liên gai hoặc qua lỗ liên đốt.
b). Mục đích của kỹ thuật
Đưa thuốc điều trị tới rễ thần kinh bị tổn thương, làm phục hồi chức năng
rễ thần kinh.
c). Thuốc sử dụng trong kỹ thuật
Thuốc cản quang sử dụng trong thủ thuật là pamiray do Đức sản xuất,
thuốc tan trong nước, không bị ion hóa nên khơng độc, khơng kích thích tủy
sống, có thời gian đào thải nhanh.
Thuốc Methylprednisolon acetat là những nhân tố căn bản tác dụng của
corticosteroid cho hiệu quả kháng viêm chống phù nề và ức chế miễn dịch, khi
TVĐĐ làm tăng mức độ hoạt động của các men endopeptidase thủy phân các
protein của chất cơ bản ngoại bào, NO, prostaglandin E2 và interleukin-6,
34
phospholipase A2 cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây viêm và gây
độc rễ thần kinh. Methylprednisolone acetat sử dụng trong nghiên cứu có đặc
điểm: Là dạng bột tinh thể mầu trắng, khơng mùi, hòa tan trong nước và dioxin,
ít hòa tan trong acetone, có kích thước tương đối đồng đều, các hạt của
methylprednisolone acetat nhỏ hơn so với các hạt của triamcinolone acetonids,
betamethasone acetat và nhỏ hơn tế bào hồng cầu, mặc dù được đóng gói
dầy đặc nhưng hầu như khơng kết tủa, so với dexamethasone thì
methylprednison acetat các hạt với kích thước lớn hơn nhưng có tác dụng
chậm và bền hơn dexamethasone [46].
Cơ chế chống viêm của corticosteroid: Tác dụng lên hầu hết các loại viêm,
khơng kể đến ngun nhân. Corticosteroid kích thích tổng hợp một protein là
lipocortin, chất này ức chế hoạt tính của phospholipase A 2, làm giảm tổng hợp
cả leucotrien và các prostagladin. Trong khi thuốc NSAIDs chỉ ức chế tổng hợp
các prostagladin. Corticosteroid tiêm NMC được chứng minh là ức chế hoạt hóa
phospholipase A2 và làm giảm tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh do viêm
nhiễm, giảm viêm bằng cách ức chế sự tổng hợp và giải phóng các chất trung
gian gây viêm, dẫn đến giảm triệu chứng đau [47], [48], corticosteroid cũng ảnh
hưởng đến hoạt động qua trung gian tế bào và các protein tín hiệu cytokine,
hoạt động trung gian tế bào và các cytokine là những yếu tố liên quan đến cơ
chế bệnh sinh của đau rễ thần kinh. Ngồi chống viêm, thuốc corticosteroid còn
có nhiều ứng dụng khác như: Giúp ổn định màng thần kinh, ức chế các xung lạc,
ức chế độ dẫn điện ion, tăng phân cực tế bào thần kinh cột sống và ức chế quá
trình truyền sợi C, những tác dụng của corticosteroid có thể giải thích lý do
giảm thiểu các triệu chứng ở trạng thái không viêm [49], [50].
Thuốc gây tê lidocain kết hợp với thuốc corticosteroid khơng chỉ có tác
dụng gây tê trực tiếp mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Lidocain đã được
35
chứng minh là có tác dụng kháng viêm đối với nhân nhày gây tổn thương rễ
thần kinh, ngồi ra lidocain còn làm tăng tốc độ dòng máu của rễ thần kinh bị
chèn ép trên mơ hình động vật, điều này có thể cải thiện chuyển hóa trong
neuron và giảm các yếu tố gây viêm [46].
Phospholipide
(-)
Phospholipase
Steriod
NSAIDs
Acid arachironic
Coxib
(-)
(-)
Cyclooxygendase I
Cyclooxydendase II
Prostagladin cần cho cơ thể
(kết tập tiểu cầu, chất nhày tiêu
hóa, chức năng thận)
Prostagladin
(viêm, sốt, đau, sinh ung thư)
Sơ đồ 1.2. Cơ chế giảm đau, chống viêm loại non-steroid và steroid
*Nguồn: Theo Đào Văn Phan (2005) [51]
Thuốc chống viêm non-steroid có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt,
chống thối hóa khớp và chống đơng vón tiểu cầu trong lòng mạch. Hiện tượng
thối hóa nhân nhầy đĩa đệm tiên phát sẽ dẫn tới thối hóa thứ phát ở cột sống,
hai q trình thối hóa này dẫn tới 3 hiện tượng cơ bản sau: Làm tổn thương mặt
sụn các đốt sống, viêm dây chằng quanh khớp, bao hoạt dịch và phát triển các
gai xương (osteophytes) ở thân đốt sống. Thuốc kháng viêm non-steroid giúp
cho các khớp không bị xung huyết, bảo tồn được mặt sụn khơng bị thối hóa
nặng nề, trên cơ sở đó có tác dụng giảm đau, chống viêm, thuốc khơng chỉ có
36
tác dụng giảm đau mà còn phòng thối hóa các đĩa đệm khác, làm chậm lại q
trình thối hóa nhân nhầy đĩa đệm, hạn chế được q trình thối hóa thứ phát
ở cột sống.
37
d). Q trình ngấm thuốc khi tiêm ngoài màng cứng
Nhờ cấu tạo đặc biệt của kim Tuohy (đầu kim cong, sắc và vát), dưới
hướng dẫn của màn hình tăng sáng, thủ thuật viên có thể chỉnh đầu kim Tuohy,
định vị và điều chỉnh hướng ngấm của thuốc, đồng thời luồn catheter trong
những trường hợp cần thiết (trường hợp thuốc cản quang tắc nghẽn, mà TVĐĐ
ở mức cao hơn). Thực nghiệm quan sát thấy: Nếu bơm 2ml thuốc cản quang,
thì hình ảnh ngấm thuốc lan 2-3 khoang liên đốt và đốt sống (hình 1.8).
Khoang ngồi màng cứng ngấm thuốc khi
Khoang ngoài màng cứng ngấm thuốc khi
bơm 5ml thuốc cản quang
bơm 1ml thuốc cản quang
Hình 1.8. Quá trình ngấm thuốc cản quang
*Nguồn: Bệnh nhân Đinh Thị T số bệnh án 15103996 (dữ liệu nghiên cứu)
Nếu bơm 5ml thuốc cản quang, thì thuốc sẽ ngấm lan phủ tồn bộ
khoang NMC từ C7 lên đến C1, q trình ngấm thuốc phụ thuộc vào kích thước,
sự lưu thơng khoang NMC, tác nhân đè ép vào khoang NMC.
g). Ưu điểm khi dùng thuốc corticosteroid đường ngoài màng cứng
Trái ngược với việc dùng thuốc bằng con đường toàn thân corticosteroid
tiêm vào khoang NMC, đã phát huy tối đa ưu điểm: Thuốc tác dụng trực tiếp,
nhanh, mạnh đồng thời lên nhiều rễ thần kinh làm giảm đau, giảm viêm nhanh,
số lần dùng thuốc ít nhưng lại cho tác dụng lâu dài hơn, hạn chế bớt tác dụng
phụ của thuốc, do thuốc ngấm ít vào toàn thân.
38
h). Tai biến, biến chứng và cách xử trí của phương pháp tiêm ngồi màng cứng
cột sống cổ
- Biến chứng sớm và trực tiếp
• Đau tại chỗ sau khi tiêm: Dùng thuốc giảm đau, chườm nóng triệu
chứng sẽ hết sau 24 giờ.
• Thủng màng cứng (ngừng thủ thuật), thủng màng cứng thường xảy ra
do chọc kim tiêm quá sâu, để hạn chế biến chứng này sau khi kim đi sâu 2-3 cm
lắp bơm tiêm thử test mất sức cản sớm, tiến kim chậm vừa tiến kim vừa thử
test mất sức cản. Một điều cần lưu ý là tư thế, cũng như tinh thần bệnh nhân,
phải thoải mái, phòng ngừa bệnh nhân giật mình, ho, hắt hơi trong khi thực
hiện thủ thuật.
Thủng màng cứng có thể dẫn đến đau đầu, dù khơng phổ biến nhưng có
thể phải sử dụng phương pháp “Blood patch” (máu được rút ra từ bệnh nhân
và được tiêm vào khoang ngoài màng cứng - epidural space - chỗ chọc dò) để
giảm biến chứng đau đầu. “Blood patch” là một phương pháp đơn giản và
nhanh chóng, chỉ cần lấy một lượng nhỏ máu, từ tĩnh mạch trên tay của bệnh
nhân và tiêm trực tiếp vào khoang màng cứng, để máu đơng lại quanh màng
ngồi cột sống và ngăn dịch tủy khơng bị rò rỉ [52].
• Chạm rễ thần kinh khi tiến kim (đổi hướng tiến kim), để hạn chế tối thiểu
kim tiêm chạm rễ thần kinh, kỹ thuật viên nên xem phim CHT trước khi tiến hành
kỹ thuật.
- Biến chứng muộn
• Nhiễm trùng tại nơi tiêm (dùng kháng sinh), để phòng ngừa nguy cơ
này cần tn thủ thực hiện nghiêm ngặt chế độ vơ trùng.
39
• Chảy máu (điều trị tùy theo mức độ), bác sỹ cần phải xem xét kỹ tiền sử
bệnh tật cũng như tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng trước đó, khi
tiến hành kỹ thuật.
• Tác dụng phụ của thuốc (điều trị triệu chứng).
Ngoài nguy cơ và rủi ro, do thủ thuật tiêm khoang NMC, bản thân thuốc
tiêm steroid cũng có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn dù hiếm gặp, tuy nhiên những
tác dụng phụ đã được báo cáo bao gồm:
- Đau tại chỗ.
- Đỏ bừng mặt.
- Phù.
- Mất ngủ.
- Tăng đường huyết.
- Giảm miễn dịch tạm thời do tác dụng của steroid.
- Đau thượng vị: Dùng thuốc ức chế bơm proton.
e). Những nghiên cứu về điều trị bệnh lý cột sống-rễ thần kinh cổ bằng
corticosteroid
* Phương pháp tiêm ngoài màng cứng
Trên thế giới
Tiêm steroid khoang NMC CSC đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để
điều trị đau rễ thần kinh. Qua thời gian, các kỹ thuật đã dần thay đổi, ban đầu
được tiến hành mù, sau được tiến hành dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang
tăng sáng (C-arm).
+ Manchikanti L. và cs. (2015), đã nghiên cứu các ấn phẩm được thực
hiện từ 1996 đến 2014 sử dụng dữ liệu từ PubMed, thư viện Cochrane, hướng
40
dẫn quốc gia Clearinghouse Mỹ, xem xét hệ thống trước đây và các tài liệu tham
khảo chéo. Được đánh giá dựa trên các dẫn chứng tốt nhất theo cấp I đến cấp
V, đã kết luận: Hiệu quả của tiêm NMC CSC đạt mức độ cấp II [52].
+ Rowlingson J.C. và cs. (1986), nghiên cứu hồi cứu trên 25 BN có bệnh lý
rễ thần kinh cổ được tiêm mù khoang NMC CSC qua đường liên gai 45 lần tại C 6
- C7 hoặc C7 - T1, thời gian theo dỗi trung bình là 8,9 tháng. Đáp ứng hết hoàn
toàn triệu chứng là 24%, cải thiện triệu chứng >75% là 40%, có 03 BN khơng có
sự cải thiện [53].
+ Mangar D. và cs., báo cáo tóm tắt kết quả điều trị cho 40 BN với 117 lần
tiêm mù khoang NMC CSC qua đường liên gai. Kết quả có 38% BN giảm đau hơn
70% và 7% BN giảm đau hơn 50%, 32% khơng có sự cải thiện [54].
+ Stav A. và cs. (1993), nghiên cứu 58 BN có hội chứng cổ vai cánh tay,
được chia làm hai nhóm, một nhóm tiêm steroid NMC CSC, một nhóm tiêm
steroid cạnh rễ thần kinh, kết quả điều trị được đánh giá sau tiêm một tuần có
76% BN ở nhóm tiêm NMC giảm đau ở mức độ rất tốt và tốt trong khi đó nhóm
phóng bế cạnh rễ chỉ có 35,5%. Kết luận tiêm NMC tốt hơn tiêm cạnh rễ, q
trình thực hiện can thiệp khơng có biến chứng sảy ra [55].
+ Catstagnera L. và cs. (1994), đã thử nghiệm ngẫu nhiên với tiêm steroid
NMC CSC, tỷ lệ thành công là 80%, tỷ lệ thành công ban đầu là 96% ở tháng thứ
nhất và 75% ở các thời điểm 03 tháng và 06 tháng và 12 tháng [56].
+ Catherine C. và cs. (2004), đã báo cáo trên 30 BN bị bệnh lý rễ tủy cổ do
hẹp lỗ liên hợp (16 BN) hoặc do lồi đĩa đệm (14 BN). Tất cả các BN đều có triệu
chứng mãn tính, dù đã áp dụng vật lý trị liệu và uống thuốc trong vòng 1 tháng.
Những BN này đều đã tiêm steroid NMC qua lỗ liên hợp bằng cắt lớp vi tính (CTguided transforaminal CESI) một lần, 18 BN đã giảm đau trong 2 tuần với điểm
VAS trung bình giảm từ 6,3 xuống còn 1,2. Sau 6 tháng, điểm VAS của 18 BN này
41
đã giảm xuống còn 0,7. Đối với 12 BN có kết quả thấp, sau 2 tuần, 3 BN đã tiêm
steroid NMC CSC qua lỗ liên hợp bằng cắt lớp vi tính lần thứ 2. Sau 2 tuần kể từ
khi tiêm lần 2,2 BN giảm được 75% cơn đau (rất tốt) và 01 đối tượng giảm dưới
(25%) cơn đau (kém) [57].
+ Ferrant F.M. và cs. (1993), nghiên cứu hồi cứu 100 BN đau rễ thần kinh
cổ với 235 lần tiêm. Ở các BN có bệnh lý rễ, 62% giảm đau được >50%. Với
những BN viêm rễ thần kinh có bất thường về cấu trúc trên chẩn đốn cộng
hưởng từ, chỉ có 35% BN cải thiện giảm đau > 50% [58].
+ Lin E.L. và cs. (2006), nghiên cứu 70 BN tiêm steroid NMC CSC qua lỗ
liên hợp để điều trị chứng đau rễ thần kinh do TVĐĐ CSC, những BN này đều đã
được yêu cầu điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, nhưng chỉ lựa chọn
phương pháp tiêm steroid NMC CSC qua lỗ liên hợp. Theo dõi tình trạng BN
trung bình 13 tháng, với kết quả là 65,3% BN có kết quả giảm đau rất tốt theo
tiêu chí Odom và khơng phẫu thuật. Tác giả thấy, những BN trên 50 tuổi có kết
quả cao hơn và khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng dưới 100 ngày [59].
+ KwonJ. và cs. (2007), tiêm NMC CSC qua đường liên gai (màn huỳnh
quang) cho 91 BN có bệnh lý rễ thần kinh cổ. Sau điều trị 2 tuần (72,4%) BN
giảm đau rõ rệt, kỹ thuật tiến hành không gặp biến chứng nào [60].
+ Abdi S. và cs. (2007), kiểm soát một nghiên cứu hồi cứu các thử nghiệm
ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên để đánh giá hiệu quả của tiêm NMC CSC. Chỉ
tiêu đánh giá chính là mức độ giảm đau, các chỉ tiêu khác là cải thiện về chức
năng, cải thiện trạng thái tâm thần kinh và trở lại với công việc. Sự cải thiện
ngắn hạn được định nghĩa là dưới 06 tuần, cải thiện dài hạn là trên 06 tuần, kết
quả mức độ bằng chứng ở mức trung bình [61].