c) Phân tích cân bằng tài chính
Tải bản đầy đủ - 0trang
5
- Giá vốn hàng bán: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua
hàng hoá, giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá trị là yếu tố lớn
quyết định khả năng cạnh tranh và mức kết quả của doanh nhgiệp. Trong trường hợp
doanh nghiệp có vấn đề đối với giá vốn hàng bán, thì ta phải theo dõi và phân tích
từng cấu phần của nó: nhân cơng trực tiếp, ngun vật liệu trực tiếp, năng lượng…
- Lãi gộp: Là doanh thu trừ giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này tiến triển phụ
thuộc vào cách biến đổi của các thành phần của nó. Nếu phân tích rõ những chỉ tiêu
trên, doanh nghiệp sẽ hiểu được mức độ và sự biến động của chỉ tiêu này.
- Chi phí bán hàng: là tồn bộ chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hố, dịch vụ.
- Chi phí quản lý kinh doanh: là tồn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động
quản lý kinh doanh, quản lý hành chánh và quản lý đều hành chung của tồn doanh
nghiệp.
- Chi phí tài chính: Đối với những doanh nghiệp chưa có hoạt động tài chính
hoặc có nhưng yếu, thì có thể xem chi phí tài chính là lãi vay.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu tổng hợp này là kết quả của tất
cả các chỉ tiêu trên. Khi phân tích kỹ các chỉ tiêu trên ta hiểu được sự tiến triển của
chỉ tiêu này và rút ra được những kinh nghiệm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
- Tổng lợi nhuận trước và sau thuế: Là chỉ tiêu tổng hợp, tóm tắt bảng báo
cáo kết quả kinh doanh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh
nghiệp. Vì lợi nhuận là mục đích của các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, nên
chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, của ban
lãnh đạo.
1.4.2. Phân tích khả năng thanh tốn
Tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét
chất lượng cơng tác tài chính. Nếu như tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít
cơng nợ, khả năng thanh tốn dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm
dụng vốn. Ngược lại, nếu tình hình tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm
dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài.
1.4.2.1. Phân tích các khoản phải thu
Phân tích các khoản phải thu là q trình so sánh tổng số các khoản nợ phải thu
6
với tổng nguồn vốn của cơng ty, sau đó so sánh các khoản mục cuối kỳ và đầu kỳ, từ
đó đánh giá những ảnh hưởng đến tình hình tài chính.
Có hai chỉ tiêu để xem xét các khoản phải thu, đó là: Số vòng quay các khoản
phải thu và số ngày thu tiền.
- Số vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình qn
=
Trong đó:
Các khoản phải thu bình qn
Khoản phải thu đầu kỳ + Khoản phải thu cuối kỳ
2
=
- Số ngày thu tiền:
360
Số ngày thu tiền
=
Số vòng quay các khoản phải thu
Số ngày của niên độ kế toán thường là 360 ngày và số ngày này có thể khác đi
tùy thuộc vào chu kỳ kinh doanh.
Số vòng quay càng cao chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt, doanh nghiệp
có khách hàng quen thuộc, ổn định và uy tín, thanh tốn đúng hạn. Tuy nhiên, số
vòng quay q cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như bán hàng
thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thị trường.
1.4.2.2. Các khoản phải trả
Phân tích các khoản phải trả là quá trình so sánh tổng số các khoản nợ phải trả
với tổng nguồn vốn của công ty, sau đó so sánh các khoản mục cuối kỳ và đầu kỳ, từ
đó đánh giá những ảnh hưởng đến tình hình tài chính.
1.4.2.3.Phân tích các hệ số khả năng thanh tốn
a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết, với tổng số tài sản
hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.
Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của doanh nghiệp càng >
7
1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại, trị số
này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ.
Hệ số thanh toán tổng quát
Tổng tài sản
=
Tổng số nợ
Trên thực tế, mặt dù lượng tài sản có thể đủ hay thừa để trang trải nợ nhưng khi
nợ đến hạn trả, nếu không đủ tiền và tương đương tiền, các doanh nghiệp cũng
không bao giờ đem bán các tài sản khác để trả nợ. Do đó, thông thường trị số của chỉ
tiêu "Hệ số khả năng thanh tốn tổng qt" �2, các chủ nợ mới có khả năng thu hồi
được nợ khi đáo hạn.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu "Tổng số tài sản" được phản ánh
ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 250) và "Tổng số nợ phải trả" được phản ánh
ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán.
b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Khả năng thanh toán hiện
hành)
Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được sử
dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động
với nợ ngắn hạn. Đó là quan hệ giữa tổng tài sản với tổng nợ sắp đến hạn.
HTTHH
Tài sản ngắn hạn
=
Tổng nợ ngắn hạn
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
HTTHH
=
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Qua đó, hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn cho biết doanh nghiệp hiện
đang có bao nhiêu tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh
tốn các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó, các nhà quản trị có thể tiên lượng được khả
năng trả nợ của doanh nghiệp.
Với tính chất như thế, nếu hệ số này giảm, thì khả năng thanh tốn sẽ giảm và
cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về mặt tài chính sắp xảy ra. Ngược
lại, nếu hệ số này cao, thì doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên,
8
nếu tỷ số này quá cao, thì cũng khơng tốt vì điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp
đã đầu tư quá nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp
không đạt hiệu quả do có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho, có
q nhiều nợ phải đòi, v.v… Do đó, có thể làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Mặc dù là thế, đôi khi hệ số khả năng thanh tốn hiện hành khơng phản ánh
một cách chính xác khả năng thanh khoản của doanh nghiệp như: Có rất nhiều nợ
nhưng lại là nợ khó đòi, hàng tồn kho lại là hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng,
v.v…
c. Hệ số thanh toán nhanh
“Hệ số khả năng thanh toán nhanh” chỉ tiêu này cho biết: Với giá trị còn lại của
tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng
chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có
đủ khả năng trang trải tồn bộ nợ ngắn hạn hay khơng. Chỉ tiêu này được tính như
sau:
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
HTTN
=
Nợ ngắn hạn
Về mặt lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” �1,
doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, khi trị số
của chỉ tiêu < 1, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nhanh.
Khi xem xét “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”, cần lưu ý rằng: cho dù trị số
của chỉ tiêu này bằng 1, nếu không thực sự cần thiết ( áp lực phá sản), khơng một
doanh nghiệp nào lại bán tồn bộ tài sản ngắn hạn hiện có ( trừ hàng tồn kho) để
thanh tốn tồn bộ nợ ngắn hạn cả vì như vậy sẽ ảnh hưởng chung đến các hoạt
động khác của doanh nghiệp. Trên thực tế, khi trị số của chỉ tiêu này �2, doanh
nghiệp mới hoàn toàn bảo đảm khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn.
d. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời hay khả năng thanh tốn nhanh bằng tiền đó là
quan hệ giữa tổng vốn bằng tiền so với tổng số nợ ngắn hạn, được biểu diễn qua
công thức sau:
9
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
=
Tiền và tương đương tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp
có đủ khả năng trang trải các khoản nợ đến hạn.
Tùy thuộc vào tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp mà chỉ
tiêu “Hệ số khả năng thanh tốn tức thời” có trị số khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh tốn tức thời” khơng nhất thiết phải
bằng 1 doanh nghiệp mới bảo đảm khả năng thanh toán ngay. Bởi vì, trị số của tử số
trong cơng thức xác định chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” được xác
định trong khoảng thời gian tối đa 3 tháng trong khi trị số của mẫu số lại được xác
định trong khoảng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Một điều có thể khẳng định
chắc chắn rằng: Nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh tốn tức thời” q
nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh tốn cơng nợ - nhất là nợ
đến hạn - vì khơng đủ tiền và tương đương tiền và do vậy doanh nghiệp có thể phải
bán gấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả nợ. Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số
khả năng thanh toán tức thời” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dù doanh nghiệp bảo đảm
thừa khả năng thanh toán ngay song do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều
nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, từ đó làm giảm hiệu quả kinh
doanh.
e. Khả năng thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí tương đối ổn định và có thể tính toán
trước. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận kinh doanh (lợi nhuận trước thuế và lãi
vay). So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết
doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền đi vay tới mức độ nào, hay nói cách khác, nó
cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào.
Hệ số thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Lãi vay phải trả
Hệ số này cho biết số vốn đi vay được sử dụng tốt tới mức độ nào và đem
lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả cho chủ nợ
không.
10
1.4.3. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động
1.4.3.1. Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chí đánh giá doanh nghiệp sử dụng
hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Nó chính là số lần mà hàng hóa bình
qn ln chuyển trong kỳ. Chính nó là căn cứ để đánh giá hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao, thì việc sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là càng tốt. Tuy nhiên, nếu số
vòng quay này q cao, thì chưa chắc lại là tốt vì lúc này các nhà quản trị phải
nhìn lại cách bán hàng của mình nhằm tránh các món nợ khó đòi. Để tính số vòng
quay hàng tồn kho ta dùng cơng thức sau:
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
=
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày một vòng quay HTK
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay HTK trong kỳ
Số ngày trong một năm thường là 360 ngày.
1.4.3.2. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình qn mà một đồng hàng hóa bán ra
được thu hồi, phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
Ta có:
KTTBQ =
Số dư BQ các khoản phải thu
Doanh thu bình qn một ngày
Trong đó:
Doanh thu thuần
360
Nếu kỳ thu tiền bình qn thấp, thì doanh nghiệp khơng bị ứ đọng vốn trong
Doanh thu bình quân 1ngày
=
khâu thanh tốn; ít có những khoản nợ khó đòi. Ngược lại, nếu tỷ số này cao,
doanh nghiệp cần xem xét chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng
nợ.
Trong một số trường hợp, vì doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị phần, doanh
nghiệp bán hàng trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý, nên dẫn đến số ngày
thu tiền bình quân cao.
11
1.4.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Tỷ số này nói lên một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Doanh thu thuần
=
Nguyên giá TSCĐ bình qn
Muốn đánh giá việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả không phải so sánh với các doanh
nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước.
1.4.3.4. Vòng quay vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động khơng
ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, nguyên vật
liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình
thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh
nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn
trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ
tiêu sau:
Vòng quay vốn lưu động
Số ngày một vòng quay
=
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động
Số ngày trong kỳ
Vòng quay vốn lưu động
=
Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá
chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình
sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một
vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.
1.4.3.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu này đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Công thức:
Hiệu suất sử dụng tồn bộ tài sản
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình qn