- Các em chưa nắm vững quy trình thực hiện. Mặt khác, khi dồn ép thực hiện liên tục nhiều yêu cầu một số em hay bị nhầm lẫn giữa động tác nào thực hiện bên trái trước, động tác nào thực hiện bên phải trước.
Tải bản đầy đủ - 0trang
Qua thực trạng và nguyên nhân trên cho thấy, việc tổ chức rèn kĩ năng thực
hành nghi thức Đội cho học sinh khối 4 ở trường Tiểu học hiện nay là rất quan
trọng và cần thiết.
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Với kinh nghiệm của mình, tơi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để rèn cho
học sinh kĩ năng Nghi thức Đội cho học sinh khối 4 như sau:
3.1. Tổ chức thực hành theo mẫu:
Bản thân tôi nhận thức đầy đủ về vai trò của người GV- TPT và về chương
trình rèn luyện Nghi thức Đội, thấy được việc rèn Nghi thức Đội là một nhiệm vụ
hết sức khó khăn, đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Thực hành theo mẫu là biện pháp
quan trọng để hình thành, luyện tập các kỹ năng.
Ngồi việc nắm vững về lý thuyết, người phụ trách cần có sự linh hoạt trong
việc giáo dục học sinh, biện pháp thực hành theo mẫu là biện pháp cần thiểt và
không thể thiếu trong quá trình giáo dục học sinh. Tuy nhiên, trong q trình làm
mẫu nếu khơng sử dụng một cách khéo léo rất dễ gây ra sự nhàm chán đối với học
sinh, từ đó hiệu quả giáo dục khơng cao.
Muốn học sinh nắm kiến thức dễ dàng và hiệu quả hơn, người TPT Đội cần
vận làm mẫu 1-2 lần, từ chậm đến nhanh, vừa làm vưa giả thích chậm, sau đó mời
2-3 đội viên thực hiện tốt nhất lên thực hành mẫu. Hoặc TPT có thể mời 2-3 em bất
kỳ lên thực hiện, nếu các em thực hiện sai thì TPT sẽ sửa sai trực tiếp để các em có
thể khắc sâu kiến thức đồng thời những em ở dưới quan sát vẫn nắm được kiến
thức và tránh được lỗi do bạn mắc phải. Ngồi ra, TPT Đội có thể cho các phân đội
luân phiên thực hành, quan sát, nhận xét, sửa sai để học sinh luôn nắm được kiến
thức cơ bản đồng thời tăng khả năng tập trung của các em.
Ví dụ: Khi hướng dẫn đội viên thắt- tháo khăn, TPT có thể vừa hướng dẫn
bằng lời nói và làm mẫu 1 lần để học sinh quan sát:
* Tháo khăn:
Bước 1: Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút.
Bước 2: Rút khăn ra.
* Thắt khăn:
Bước 1: Gấp chiều cạnh đáy khăn để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm.
Bước 2: Đặt khăn vào cổ áo, dựng cổ áo lên, chỉnh đuôi khăn giữa lưng áo, đặt
dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.
Bước 3: Vòng đi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra phía ngồi.
Bước 4: Lấy đi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút
(Từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
Bước 5: Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới nút khăn xòe ra,
sửa nút khăn vng vắn, bẻ cổ áo xuống.
6
Sau đó, TPT làm mẫu lần thứ hai, yêu cầu học sinh thao tác theo. Trong quá
trình làm mẫu, TPT cần quan sát đội viên nào thực hiện nhanh nhẹn, chính xác và
đúng kỹ thuật nhất thì u cầu lên làm mẫu cho tồn Chi đội. Tiếp tục luyện tập
theo mẫu.
3.2. Tổ chức tập luyện theo nhóm:
Trung bình Chi đội ở cấp tiểu học có khoảng 25-30 em đội viên, khi tổ chức
cho các em luyện tập, TPT đội có thể chia các em thành 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 56 em sao cho trong mỗi nhóm sẽ có 1 em học sinh nắm vững Nghi thức đội, có khả
năng điều hành tương đối tốt làm nhóm trưởng (Chi đội trưởng, 2 chi đội phó, 3
phân đội trưởng, phân đội phó), 4 em học sinh khá và trung bình, 1 em học sinh
thực hiện còn chưa tốt. TPT phân nhiệm vụ cho các nhóm và các nhóm sẽ tự chọn
địa hình để tập luyện, với số lượng ít người. Chỉ huy có thể dễ dàng nhận ra lỗi sai
của đội viên và sửa chữa kịp thời, các em tự nhắc nhở nhau ở phạm vi nhóm nhỏ sẽ
khiến các em dễ tiếp thu hơn, tự tin hơn. TPT chỉ có nhiệm vụ quan sát, nhóm nào
thực hiện xong nhiệm vụ mà TPT giao thì lên báo cáo với TPT để di chuyển về
nhóm đó kiểm tra.
Ví dụ: Khi rèn luyện cho đội viên lớp 4C thực hiện các động tác cá nhân tại
chỗ và di động, TPT có thể tổ chức tập luyện theo nhóm. Sĩ số lớp 4C là 24 đội
viên, có thể chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 thành viên và 1 nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng cho đội hình của nhóm mình tập hợp ở 1 khu vực nhất định để thực
hiện các động tác cá nhân tại chỗ và di động: Nghiêm, nghỉ, quay bên trái, quay
7
bên phải, quay đằng sau, dậm chân tại chỗ, chạy tại chỗ; tiến, lùi, bước sang trái,
bước sang phải, đi đều, chạy đều. Với quy mơ nhóm nhỏ, người chỉ huy dễ dàng
nhận ra lỗi sai của thành viên và kịp thời sửa chữa.
3.3. Tổ chức rèn luyện kỹ năng bằng phương pháp trò chơi:
Trong các buổi tập rèn Nghi thức Đội, việc lồng ghép các trò chơi vào buổi
sinh hoạt là phương pháp khơng còn mới lạ với các thầy cơ TPT. Rèn kỹ năng bằng
phương pháp trò chơi sẽ tạo ra tâm lý vui vẻ giúp các em tránh được trạng thái
stress, không lo lắng, không bị áp lực; Thỏa mãn nhu cầu bẩm sinh của trẻ em là
thích tìm hiểu và ham vận động; Phát triển những "kỹ năng sống thông minh" trong
xã hội hiện đại như học cách hợp tác, tự tin thảo luận, xác định lỗi...; Tuy nhiên,
hình thức tổ chức của mỗi TPT thì khơng ai giống ai và đều đem lại hiệu quả giáo
dục nhất định đến các em đội viên. Bản thân tôi luôn tuân thủ theo 3 quy tắc:
Thứ nhất, trò chơi được chọn phải phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của trẻ
em, phù hợp với nội dung tập luyện sẽ tạo được nhận thức khó quên đối với các
em. Cùng một loại trò chơi, có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số đội viên
của Chi đội, địa hình và cả giới tính. Quan trọng, người TPT phải nắm rõ ý nghĩa
và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó, như vậy hiệu quả sẽ
rất lớn. Bước đầu, các em chưa quen với loại hình sinh hoạt này nên sẽ có tâm lý e
ngại, TPT cần giúp đỡ và từ từ đưa các hoà nhập vào cuộc chơi và hồn thành vai
8
trò của các em từ đó có thể giúp các em tự tin hơn và tăng động cơ rèn luyện Nghi
thức Đội.
Thứ hai, TPT phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung, cách tổ chức sinh hoạt trò
chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết, làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình
hoạt động và biết dự đốn trước mọi tình huống có thể xảy ra để khơng bị bất ngờ
và có khả năng tùy cơ ứng biến.
Thứ ba, TPT cần gieo vào suy nghĩ của các em ấn tượng về 1 người thầy (cơ)
TPT hòa nhã, vui tính, thân thiện, khơng dọa dẫm,... Khi các em tin tưởng và có
cảm tình với TPT, các em sẽ có thái độ hợp tác tích cực và khơng còn cơ chế phòng
vệ.
Sau đây là tiến trình 1 tiết rèn kĩ năng Nghi thức Đội có áp dụng phương pháp
trò chơi:
1. Ổn định tổ chức: (5’)
- Chỉ huy Chi đội cho các bạn đội viên hát các bài hát tập thể.
- Chi đội trưởng điểm số báo cáo.
2. Hoạt động rèn kĩ năng: (30’)
* Hoạt động 1: Trò chơi: Trao khăn quàng đỏ: (10’)
- Cách chơi: HS xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau mỗi hàng 10 em. Khi
lệnh chơi bắt đầu, hai hàng cùng tiến lên giơ tay chào kiểu Đội. Sau đó, từng đội
tháo khăn quàng của mình, quàng vào cổ bạn, thắt đúng quy cách. Phân đội nào có
nhiều người thắt nhanh, đẹp, đúng quy định là phân đội thắng cuộc.
- Luật chơi: + Nếu chào sai kiểu Đội thì bị trừ điểm.
+ Nếu thắt khăn sai cũng bị trừ điểm.
- HS chơi xong, nếu đội nào thắng sẽ được tán thưởng bằng 1 điệu vỗ tay, đội
nào thua sẽ phải chịu phạt.
Hình phạt: Đội nào thua cuộc phải nhảy lò cò, hát 1 bài hát truyền thống,
sinh hoạt tập thể của Đội (có thể thay đổi bằng hát Quốc ca, Đội ca).
* Hoạt động 2: Rèn kĩ năng thắt - tháo khăn quàng đỏ: (10’)
- TPT chọn 1 đội viên thực hiện tốt nhất động tác thắt- tháo khăn quàng đỏ
trong trò chơi lên thực hiện lại và nêu các bước thắt đúng:
- Yêu cầu 3 đội viên lên làm mẫu.
- Yêu cầu toàn Chi đội thực hiện lại 2-3 lần, sửa sai.
- TPT nhắc lại cách thực hiện động tác thắt- tháo khăn quàng đỏ.
* Hoạt động 3: Rèn kĩ năng Chào kiểu đội viên: (10’)
- TPT chọn 1 đội viên thực hiện tốt nhất động tác Chào kiểu đội viên trong trò
chơi lên thực hiện lại và nêu các bước Chào đúng:
9
“Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải,
các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thuỳ trán phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng
với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc
khoảng 130 độ”.
- Yêu cầu 2-3 đội viên nêu ý nghĩa Chào kiểu đội viên: Tay giơ lên đầu biểu
hiện đội viên ln đặt lợi ích của tổ quốc cà của tập thể lên trên, năm ngón tay khép
khín tương trưng cho ý thức đoàn kết cuat đội viên để xây dựng đội vững mạnh.
- Yêu cầu 3 em đội viên lên làm mẫu.
- Yêu cầu toàn Chi đội thực hiện lại 2-3 lần, sửa sai.
- TPT nhắc lại các bước Chào đúng và ý nghĩa Chào kiểu đội viên.
3. Củng cố: (5’)
* Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”:
- Cách chơi: Mỗi phân đội chọn đại diện 3 đội viên lên thi tháo- thắt khăn
quàng đỏ. Đội viên nào thắt nhanh, đẹp, đúng quy định thì phân đội đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Nếu thắt khăn sai sẽ bị trừ điểm, thực hành hát múa tập thể cả
phân đội.
Một vài trò chơi khác:
* Trò chơi: Đối đáp:
a) Mục đích, ý nghĩa:
- Rèn kĩ năng đội, trí nhớ, phản xạ, tư duy, nhanh nhẹn.
- Tạo khơng khí sơi nổi để học tập, hoạt động.
b) Cách chơi:
- Chuẩn bị: 2 lá cờ nhỏ, có cán nắm; 20 câu hỏi về Đội.
- Nội dung: Hỏi những câu có liên quan đến Nghi thức Đội.
- Hướng dẫn: Quản trò nêu câu hỏi, đội nào phất cờ trước và trả lời đúng thì
được tính 1 điểm.
c) Luật chơi: Đội nào nói sai, đội khác có quyền phất cờ để trả lời. Mỗi đội
có 1 quyền trả lời cho 1 câu hỏi.
* Trò chơi: Đồn tàu lăn bánh:
a) Mục đích, ý nghĩa:
- Luyện cho các em tinh thần tập thể, sự khéo léo, tăng cường thể lực.
- Rèn kĩ năng thực hiện các động tác di động.
b) Cách chơi: Mỗi phân đội là 1 đoàn tàu. Quản trò hơ khẩu lệnh (ví dụ: Các
tàu tiến 5 bước! Bước!), Các tàu có nhiệm vụ tiến 5 bước sao cho đúng Nghi thức
Đội.
c) Luật chơi: Tàu nào thực hiện chuẩn xác và nghiêm chỉnh nhất thì thắng
cuộc.
3.4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng thông qua việc nêu gương và tăng cường
biểu dương, khích lệ:
10
Bản thân TPT Đội phải là một tấm gương sáng cho các em học tập và noi theo.
Trong quá trình luyện tập Nghi thức Đội, TPT đội cần có thường xuyên tuyên
dương 1 hay nhiều em học sinh cụ thể để nêu gương cho cả lớp học tập theo. Sau
mỗi hoạt động, mỗi tiết sinh hoạt, TPT cần khích lệ kịp thời, tổ chức cho các em
bình chọn các cá nhân tập thể tiêu biểu để thưởng cho các em những phần thưởng
tinh thần như tràng pháo tay, bài thơ, bài hát…hoặc ghi vào bảng thi đua của chi
đội, liên đội.
Biểu dương – khen thưởng là phương pháp tuy khơng còn mới nhưng giá trị to
lớn mà nó đem lại thì khơng bao giờ cũ, ln khơi dậy ý thức rèn luyện của các em
học sinh là một khâu vơ cùng quan trọng, có tác dụng tích cực, làm cho các em
được khen có tâm trạng phấn khởi hơn, ý chí rèn luyện tốt hơn, tạo khơng khí vui
tươi. Đồng thời những em chưa được khen cũng có sự ganh đua và nỗ lực. Phương
thức biểu dương khoa học cần đảm bảo tính cụ thể, kịp thời, rộng rãi, thường
xuyên, nặng khen nhẹ chê, công khai và hợp lí. Hàng tháng TPT Đội cần đánh giá,
tổng hợp và thông báo kết quả thi đua của các phân đội, chi đội trước toàn trường
(tại buổi chào cờ hoặc ghi ở bảng thi đua), nhất là cần phải nêu gương được các cá
nhân, tiêu biểu.
3.5. Tổ chức kiểm tra đánh giá và tạo ra tình thần thi đua giữa các tập thể
với nhau:
Đánh giá kết quả là khâu quan trọng vì nó phản ánh hiệu quả của q trình
luyện tập- thực hành; hơn nữa nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cả q
trình rèn luyện. Nếu quá dễ dãi trong đánh giá thì sẽ triệt tiêu động cơ vươn lên
trong tập luyện; ngược lại, quá khắt khe, không khách quan cũng làm mất hứng thú
của các em. Mặt khác, kết quả đánh giá và đo lường còn phản ánh chất lượng
truyền thụ kiến thức kĩ năng của TPT và các anh chị phụ trách Chi.
Để làm tốt khâu kiểm tra đánh giá nhận thức-kĩ năng của các em đội viên, TPT
Đội và các anh chị phụ trách Chi cần xây dựng các tiêu chí, hệ thống biểu mẫu
phiếu chấm cụ thể. Đồng thời, cần có kinh nghiệm đánh giá và đo lường khả năng
tiếp thu của các em để tránh những “rắc rối” xảy ra và khi có tình huống bất thường
thì có thể giải quyết nhanh, gọn.
Sau khi kiểm tra đánh giá nhận thức- kĩ năng của các em, cần phân tích cụ thể
những mặt được, chưa được của việc thực hiện các kỹ năng Nghi thức Đội để các
em và mỗi phân đội, chi đội thấy được mặt tốt để phát huy, mặt chưa được để sửa
chữa. Đồng thời phải nêu yêu cầu, ra điều kiện thời gian tập luyện lại cho cá nhân,
tập thể. Việc tổ chức các cuộc thi trong khối cũng tạo động lực của mỗi chi đội tập
trung luyện tập để không bị thua kém chi đội bạn. Có thể chưa tổ chức ở quy mơ
cấp trường nhưng hàng tháng TPT Đội có thể tổ chức một buổi thi Nghi thức trong
khối để thu hút sự quan tâm đầu tư của mỗi anh chị Phụ trách và các tập thể chi đội.
11
4. Hiệu quả của SKKN:
Sau khi áp dụng đúng những phương pháp rèn luyện Nghi thức đội nêu trên
đối với các em đội viên khối lớp 4, trường Tiểu học Bế Văn Đàn, đã đem lại hiệu
quả chuyến biến cao hơn hẳn so với khi chưa áp dụng đúng những yêu cầu và
phương pháp, cụ thể như thực hành nghi thức Đội, các em ln có thái độ đúng
đắn, nghiêm túc hơn và biết kiên trì học tập, trang phục cá nhân, đầu tóc, quần áo,
tác phong có nhiều thay đổi, gọn gàng hơn, nhanh nhẹn hơn. Đặc biệt nâng cao
được sự hiểu biết của các em về công tác đội, thu hút được các em tham gia và
luyện tập nghi thức đội nhiệt tình.
Hoạt động tập thể dục, múa hát giữa giờ ra chơi: 100% đội viên khối 4 biết tập
hợp đội hình hành dọc, hàng ngang, vòng tròn nhanh, khoảng cách đều và đúng quy
định. Giúp cho việc tập trung đội hình các buổi chào cờ đầu tuần, tập thể dục, múa
hát tập thể đảm bảo thời gian, đội hình đều và đẹp.
100% đội viên khối 4 hát đúng Quốc ca, Đội ca và thực hiện tốt các động tác
về Nghi thức Đội trong nghi lễ chào cờ đầu tuần. Các em đã nắm bắt kiến thức
nhanh và thực hành các nội dung Nghi thức Đội một cách tự tin, dứt khoát, chuẩn
xác.
Các phong trào khác tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
* Kết quả kiểm tra Nghi thức đội giai đoạn cuối học kì II, năm học 2017-2018:
Nội dung
Tổng số Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm Trung
Điểm yếu
đội viên ( 16 - 20 )
( 11 - 15 ) bình ( 5- 10 ) ( Dưới 5 )
tham gia
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
kiểm tra
25,3
Kiến thức
20
29 36,70
30
37,97 0
0
79
1
Kĩ năng
25
27
24
3
79
Tăng
(+),
Giảm (-) so
+6
+ 13
-6
- 13
với đầu năm 0
(Kiến thức)
Tăng
(+),
Giảm (-) so
+1
+9
- 12
-12
0
với đầu năm
5
(Kĩ năng)
12
* Kết quả hạnh kiểm – học lực cuối học kì 2 năm học 2017-2018 riêng đối
với học sinh:
Tổng Xếp loại
Xếp loại học lực
số
Hạnh
học
kiểm
sinh Đạt Chưa
Toán
Tiếng Việt
đạt Giỏi Khá Trung Yếu Giỏi Khá Trung Yếu
bình
bình
79
79
0
23
26
30
0
13
21
29
29
0
Ghi
chú
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp rèn luyện nghi thức Đội cho
học sinh khối 4 trường Tiểu học Bế Văn Đàn” là một cố gắng của bản thân tôi thể
hiện sự quan tâm đến đối tượng học sinh mới bước vào hàng ngũ của đội TNTP Hồ
Chí Minh đồng thời thể hiện sự đổi mới về phương pháp tổ chức hoạt động Đội
trong nhà trường. Khi viết bản thân tôi đã đưa ra một cách tổng quát nhất về các kĩ
năng các em học sinh khối 4 hay mắc phải khi thực hành Nghi thức Đội. Qua thực
tế rèn kĩ năng, tôi nhận thấy học sinh trong khối lớp 4 đã nắm bắt kiến thức nhanh
và thực hành các nội dung Nghi thức Đội một cách tự tin, dứt khoát, chuẩn xác.
Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội đối với đối tượng học sinh cấp
tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 4 đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, ơn tồn, hồ nhã, từ
đó sẽ tạo cho các em cảm giác thoải mái, tự tin hơn.
Ngồi ra, người TPT phải ln thân thiện, gần gũi với các em nhưng vẫn cần
thể hiện tính nghiêm túc, kỷ luật của hoạt động Đội.
TPT cần tìm hiểu kỹ thơng tin cá nhân, tính cách, hồn cảnh của từng đối
tượng học sinh dân tộc ít người để từ đó có biện pháp rèn kĩ năng cho phù hợp và
đạt hiệu quả cao.
Phương pháp rèn Nghi thức Đội cho học sinh khối 4 giúp học sinh nâng cao
chất lượng Nghi thức Đội cũng như chất lượng học tập, giúp các em hòa nhập với
tập thể và tự tin khẳng định bản thân.
Qua quá trình rèn Nghi thức Đội cho các em học sinh khối 4, tôi thấy được
việc rèn Nghi thức Đội là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi tính kiên nhẫn
cao, sự nỗ lực học hỏi không ngừng của người GV làm TPT Đội. Song song với
việc nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ, GV –TPT Đội cần có “nhật ký tích lũy kinh
nghiệm” sau mỗi hoạt động. Ngoài việc nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, sự
linh hoạt, khéo léo trong việc giáo dục học sinh, tạo thiện cảm cho các em là một
yếu tố vô cùng cần thiết. Người TPT Đội cần gần gũi để tìm hiểu hồn cảnh, nhu
cầu, nắm bắt khả năng của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi,
tâm sinh lý của trẻ em.
Điều quan trọng là việc vận dụng, đổi mới hình thức tổ chức luyện tập đa
dạng, phối hợp nhiều biện pháp luyện tập để tránh nhàm chán, quan tâm nhiều đến
việc luyện tập thực hành, động viên khen thưởng.
Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm sáng kiến thì HS có sự tiến
bộ rõ rệt, đạt tỉ lệ cao trong phần kiểm tra. Theo chủ quan của bản thân tơi thì kinh
nghiệm sáng kiến này có thể áp dụng và phổ biến nhằm nâng cao chất lượng cho
HS khối 4 về việc rèn Nghi thức Đội TNTP HCM. Vì vậy tơi đã cùng trao đổi, chia
14
sẻ với các anh chị phụ trách các khối 4 và khối 5 để cùng giáo dục và rèn luyện kỹ
năng cho các em.
2. Kiến nghị:
Tuy mới chỉ trong một thời gian ngắn nhận nhiệm vụ TPT Đội tại Trường
Tiểu học Bế Văn Đàn nhưng bản thân tôi hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của
nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đồng thời biết rằng việc giáo
dục Đội viên cần có sự đồng bộ giữa tất cả các em. Vì vậy tơi xin được đưa ra một
số kiến nghị như sau:
- Nhà trường cần bố trí một buổi sinh hoạt dành riêng cho Đội để các em
được sinh hoạt Đội, tìm hiểu về truyền thống Đội và được học nghi thức Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Nhà trường có kế hoạch ưu tiên đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục
vụ cho các hoạt động tập thể và phong trào của Đội.
- Các anh chị Phụ trách Chi cần có sự phối hợp với TPT để thực hiện đồng
bộ các kế hoạch rèn luyện Nghi thức Đội; tham gia cùng TPT các buổi tập luyện,
tránh việc giao phó cơng tác Đội hồn tồn cho TPT.
- Bên cạnh đó, các anh chị phụ trách Chi cần có sự động viên kịp thời đến
từng đối tượng học sinh để các em mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể một
cách tự tin, nhiệt tình hơn nữa.
Ngọc Hồi, ngày 10 tháng 11 năm 2017
Duyệt của BGH
Người viết
15
MỤC LỤC
Nội dung
Phụ bìa
Lời cam đoan
Ký hiệu và viết tắt
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng về kiến thức và kỹ năng Nghi thức Đội của
học sinh khối 4 hiện nay
Trang
i
ii
1
2
3
3
3
3
2.2. Những nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân từ phía GV, nhà trường
2.2.2. Nguyên nhân từ phía HS
3. Một số biện pháp rèn luyện Nghi thức Đội cho học sinh
khối 4 trường Tiểu học Bế Văn Đàn
5
5
5
6
3.1. Tổ chức thực hành theo mẫu
3.2. Tổ chức tập luyện theo nhóm
3.3. Tổ chức rèn luyện kỹ năng bằng phương pháp trò chơi
3.4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng bằng phương pháp nêu gương
6
7
8
10
3.5. Tổ chức kiểm tra đánh giá và tạo ra tinh thần thi đua giữa
các tập thể với nhau
4. Hiệu quả của SKKN
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Mục lục
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Bài kiểm tra kiến thức
11
12
14
14
15
16
17
18
18
Đề kiểm tra kĩ năng
20
16