3 Phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM
Tải bản đầy đủ - 0trang
khi trừ đi các chi phí sẽ được lợi nhuận, lợi nhuận dùng để chia cổ tức và bổ sung vào
nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, qua đó làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu.
Ngoài mục tiêu cuối cùng là gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu, NHTM còn có
những mục tiêu trung gian khi thực hiện chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Cho vay tiêu dùng là hoạt động được phát triển sau so với hoạt động cho vay
sản xuất kinh doanh truyền thống khi mà mức sống của người dân đã được nâng
cao, nhu cầu tiêu dùng lớn. Phát triển cho vay tiêu dùng là nhằm đa dạng hóa sản
phẩm, tránh tập trung quá lớn vào cho vay sản xuất kinh doanh, việc này sẽ làm
giảm rủi ro cho ngân hàng. Trong thời kì kinh tế thu hẹp, sản xuất kinh doanh đình
trệ thì việc cho vay đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn, lúc này nguồn thu từ
cho vay tiêu dùng sẽ làm giảm thiệt hại cho ngân hàng so với khi khơng có hoạt
động kinh doanh này.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn là một trong những điều kiện để gia tăng lợi
nhuận cho ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng được huy động chủ yếu từ trong
dân cư, vì thế nó phải được sử dụng đúng mục đích, đem lại thu nhập cho ngân
hàng và cho người gửi tiền. Khi cho vay tiêu dùng, ngân hàng đang thực hiện một
hoạt động sinh lợi, nhuông vốn từ dân cư quay trở lại phục vụ dân cư. Nó sẽ trở nên
hiệu quả khi cân bằng được lợi ích của người gửi tiền là lãi , của ngân hàng là lợi
nhuận và lợi ích tiêu dùng của người tiêu dùng.
Tăng cường năng lực cạnh tranh
Với đặc điểm của các khoản vay tiêu dùng là giá trị nhỏ, lãi suất cao đem lại
thu nhập lớn, cho vay tiêu dùng trở thành một công cụ làm tăng năng lực cạnh tranh
của các NHTM.
Đối với các ngân hàng nhỏ, quy mô vốn bé, gặp hạn chế trong cho vay các
món vay lớn phục vụ các khách hàng doanh nghiệp thì cho vay tiêu dùng trở thành
một hoạt động quan trọng nhất, đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Việc tập trung vào
hoạt động cho vay này sẽ tạo ra một sản phẩm chất lượng, làm hài lòng người tiêu
dùng, và tăng thu nhập từ lãi suất cao. Tăng cường hoạt động cho vay đối với các
khách hàng cá nhân, hộ gia đình sẽ trở thành một lợi thế so với các ngân hàng có
quy mơ vốn lớn và giúp các ngân hàng nhỏ tồn tại được trong môi trường cạnh
tranh gay gắt.
25
Do điều kiện sống ngày càng cao, dân số tăng nên thị trường cho vay tiêu
dùng rất lớn, các ngân hàng đã và đang tập trung nguồn lực để phát triển tín dụng
tiêu dùng để gia tăng thu nhập và khả năng cạnh tranh của mình.
Phát triển mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân
Khi cá nhân hay hộ gia đình đến ngân hàng vay tiền, ngân hàng sẽ có
thơng tin về họ; hai bên sẽ có sự ràng buộc về lợi ích: ngân hàng thu được lãi,
người tiêu dùng sẽ nâng cao chất lượng đời sống của mình. Nâng cao chất lượng
của sản phẩm cũng như thái độ của nhân viên sẽ giúp ngân hàng tạo được các
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với khách hàng, khiến họ trở thành các khách hàng
truyền thống của ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng không những phát triển được mối quan hệ với các cá nhân
mà còn gián tiếp tạo được quan hệ lợi ích với các doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ
dùng vốn vay được để mua sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp. Như vậy, ngân
hàng đã gián tiếp thúc đẩy số lượng hàng bán ra của các doanh nghiệp. Hơn nữa,
qua việc liên kết với các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ đảm bảo được các khoản vay
được sử dụng đúng mục đích giúp giảm rủi ro đạo đức trong tín dụng. Bên cạnh đó,
tạo được mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng nâng cao được vị
thế, hình ảnh của mình và các doanh nghiệp cũng sẽ có thể trở thành khách hàng
của ngân hàng.
Thực hiện vai trò của NHTM trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia
Các tổ chức tài chính đóng góp một vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Qua các trung gian tài chính, nguồn vốn của xã hội
sẽ được luân chuyển từ những người dư thừa, nhàn rỗi vốn sang những người cần
vốn để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Trong các trung gian tài chính thì NHTM
đóng vai trò quan trọng nhất, là kênh dẫn vốn chủ yếu của nền kinh tế. Các ngân
hàng sẽ thu hút các nguồn vốn từ những người gửi tiền và các nguồn khác rồi tiến
hành cho vay phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao mức sống dân cư.
Vai trò của các NHTM càng quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển khi
chưa có thị trường chứng khốn hồn thiện. Vì thế, trong chiến lược phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia, phát triển thị trường tài chính, trong đó các trung gian tài chính
– ngân hàng thương mại- luôn được đặt ra hàng đầu.
Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong các NHTM ngòai mục tiêu tăng
giá trị vốn chủ sở hữu còn là để thực hiện vai trò của một trung gian tài chính trong
26
nền kinh tế thị trường là biến tiết kiệm thành đầu tư. Khác với cho vay sản xuất kinh
doanh, vốn vay sẽ trự tiếp đi vào quá trình sản xuất, cho vay tiêu dùng sẽ làm tăng
tổng mức tiêu dùng của nền kinh tế, qua đó làm cho các doanh nghiệp tăng cường
đầu tư, sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Như vậy, vốn
từ người gửi tiền qua ngân hàng đến tay người tiêu dùng, sau đó đi đến các doanh
nghiệp. Q trình này làm tăng tổng tiêu dùng của xã hội, đồng thời làm tăng vốn
đầu tư của nền kinh tế, điều kiện hàng đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Phát triển cho vay tiêu dùng cũng góp phần hạn chế các hoạt động không
lành mạnh. Các tệ nạn như cầm đồ, cho vay nặng lãi… tồn tại trong các nền kinh tế
mà thị trường tài chính chưa phát triển.
Như vậy, phát triển cho vay tiêu dùng trong các NHTM là một hoạt động có
ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, không những đem
lại lợi nhuận cho chính ngân hàng mà còn góp phần xây dựng và phát triển xã hội
tiêu dùng.
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM
Để đo lường sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng trong các NHTM,
chúng ta sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả hoạt động, mức độ phát
triển của loại hình tín dụng này.
1.3.2.1 Tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng lượng tiền mà ngân hàng cho khách hàng
vay trong thời gian nhất định, thường là một năm. Sự phát triển của cho vay tiêu
dùng được đo lường trên quy mô của doanh số cho vay tiêu dùng và sự gia tăng của
nó theo thời gian. Quy mô cho vay tiêu dùng càng lớn, tốc độ tăng doanh số càng
cao thì chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng phát triển. Ngoài
ra, phải xem xét tỷ trọng của doanh số cho vay tiêu dùng trên tổng doanh số cho vay
của cả ngân hàng. Tỷ trọng này cho thấy sự gia tăng tương đối của cho vay tiêu
dùng so với các loại hình tín dụng khác của ngân hàng.
Tuy nhiên, doanh số cho vay tiêu dùng mới chỉ phản ánh sự phát triển về
lượng, chưa phản ánh được chất lượng của hoạt động này. Mục tiêu của ngân hàng
là phải thu được gốc và lãi của khoản vay, vì thế sự gia tăng của doanh số cho vay
phải đi kèm với sự tăng trưởng của doanh số thu hồi nợ. Doanh số thu hồi nợ phải
27
có tốc độ tăng tương đương hoặc lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay mới
đảm bảo được hiệu quả của cho vay tiêu dùng.
1.3.2.2
Tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ cho vay là số tiền khách hàng nợ ngân hàng tại một thời điểm, nó
phản ánh lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được.
Sự phát triển của dư nợ cho vay tiêu dùng có thể được phản ánh theo số
tuyệt đối hoặc tương đối. Tốc độ tăng tuyệt đối là sự gia tăng của dư nợ cho vay
theo thời gian, thường lấy chỉ tiêu dư nợ vào thời điểm cuối năm. Dư nợ cho vay
tiêu dùng càng tăng từ năm này qua năm khác, phản ánh sự phát triển về lượng của
cho vay tiêu dùng. Không chỉ đánh giá sự gia tăng dư nợ cho vay theo thời gian mà
còn phải xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ của cả ngân hàng tại thời
điểm phân tích. Nếu tốc độ tăng tổng dư nợ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ
cho vay tiêu dùng chứng tỏ sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng chưa theo
kịp sự phát triển của các loại hình tín dụng khác. Vì vậy, khi đánh giá sự gia tăng
của dư nợ cho vay tiêu dùng phải đánh giá nó trong mối quan hệ với sự gia tăng của
các hoạt động khác của ngân hàng.
1.3.2.3
Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của khách hàng mà ngân
hàng vẫn chưa thu hồi được, đây là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của
ngân hàng. Cơng thức:
Tỷ lệ nợ q hạn = Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Khi ngân hàng chuyển nợ quá hạn nghĩa là rủi ro không thu hồi được nợ gốc
và lãi của ngân hàng đã tăng lên và có thể dẫn đến mất vốn. Nợ quá hạn nhiều phản
ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt, chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt
động kinh doanh. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ sự phát triển an toàn và
ổn định của hoạt động này. Sự phát triển cho vay tiêu dùng không chỉ là sự gia tăng
về số lượng mà còn phải đi cùng với chất lượng của các khoản vay, nghĩa là các
khoản vay tiêu dùng phải thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của người vay và ngân
hàng thu được hết nợ gốc và lãi vào cuối thời hạn trả nợ. Vì thế, các ngân hàng khi
phát triển hoạt động tín dụng này phải ln chú trọng đảm bảo an toàn cho các
khoản vay tiêu dùng để hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ này.
1.3.2.4
Sự đa dạng trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng
28
Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những chiến lược Marketing đúng đắn
của bất kì doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, nhằm tránh rủi ro và đa
dạng hóa lợi nhuận. Các ngân hàng cũng vậy, ln tìm cách tạo ra những sản phẩm
mới nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Một ngân
hàng có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển khi mà sản phẩm cho vay tiêu dùng
phong phú và đa dạng. Càng nhiều sản phẩm có nghĩa là khả năng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của khách hàng càng cao.
1.3.2.5
Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sự phát triển cho vay tiêu dùng
trong NHTM. Lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng được tính bằng cách lấy
doanh thu trừ đi chi phí, lợi nhuận này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng tiêu
dùng của ngân hàng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. tuy nhiên, ngoài xem
xét sự tăng trưởng theo thời gian của chỉ tiêu lợi nhuận, còn phải đánh giá tỷ trọng
đóng góp từ hoạt động cho vay tiêu dùng vào lợi nhuận của cả ngân hàng. Từ đó
phân tích vai trò quan trọng của phát triển cho vay tiêu dùng đối với NHTM.
Phát triển cho vay tiêu dùng có thể trong ngắn hạn khơng vì mục đích lợi
nhuận như giữ thị trường, tăng cạnh tranh; nhưng trong dài hạn, nó phải mang lại
lợi nhuận cho ngân hàng. Một lợi nhuận cao là minh chứng rõ ràng nhất để đánh giá
sự phát triển của cho vay tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM
Cũng như các hoạt động khác, cho vay tiêu dùng luôn chịu sự chi phối của
các nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Do đó, NHTM muốn phát triển nghiệp vụ này
thì cần phải nghiên cứu kĩ các nhân tố ảnh hưởng nhằm xây dựng các chiến lược
phù hợp cho ngân hàng mình.
1.3.3.1 Nhân tố khách quan
Thị trường cho vay tiêu dùng
Thị trường cho vay tiêu dùng tổng hợp từ nhiều yếu tố, bao gồm: quy mô
dân số, sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, sự cạnh tranh và các yếu tố khác.
Mỗi yếu tố khác nhau sẽ có tác động khác nhau tới hoạt động cho vay tiêu dùng
của các NHTM.
Quy mô dân cư càng lớn thì tổng nhu cầu tiêu dùng càng cao, số người tìm
đến ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu đó càng nhiều. Ngân hàng sẽ dễ dàng phát triển
29
cho vay tiêu dùng tại các địa điểm dân cư sinh sống. Tuy nhiên, quy mô dân cư lớn
mới chỉ phản ánh nhu cầu tiêu dùng tiềm năng, chưa phản ánh được nhu cầu tiêu
dùng có thể thanh tốn, đó chính là mức sống của dân cư, hay là sự phát triển kinh
tế. Người tiêu dùng phải có mức sống khá mới có thể có khả năng chi trả các khoản
nợ và lãi cho ngân hàng. Vì vậy, điều kiện đủ để phát triển cho vay tiêu dùng là khi
nền kinh tế phát triển, mức sống người dân cao, người dân sẵn sàng vay và có khả
năng trả nợ.
Các yếu tố thuộc văn hóa – xã hội như: tập quán xã hội, tâm lí tiêu dùng,
trình độ dân cư… cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới cho vay tiêu dùng của
NHTM, nó là yếu tố vơ hình đẩy nhanh hay hạn chế sự phát triển hoạt động này
trong nền kinh tế. Trong đó, yếu tố tâm lí của các cá nhân và hộ gia đình là yếu tố
đặc biệt quan trọng. Nếu họ có tâm lí thích tiêu dùng và thường chi tiêu vượt quá
khả năng chi trả hiện tại thì họ sẽ có thói quen tìm đến ngân hàng để vay tiền thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Ngược lại, nếu các cá nhân và hộ gia đình khơng
sẵn sang chi trả nhiều cho nhu cầu tiêu dùng thì việc phát triển hoạt động này sẽ gặp
nhiều khó khăn. Ngân hàng phải tính đến những rào cản về văn hóa, xã hội để có
những chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng phù hợp và hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn. Các ngân
hàng luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng. Cho vay tiêu dùng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nên các ngân
hàng hiện nay rất chú trọng phát triển hoạt động này khiến sự cạnh tranh trên thị
trường trở nên gay gắt. Trong môi trường cạnh tranh cao như vậy, mỗi ngân hàng
đều cần có chiến lược Marketing hiệu quả; đồng thời đem lại những khác biệt trong
sản phẩm, dịch vụ so với các đối thủ.
Môi trường pháp luật
Môi trường phát luật bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm
cho luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham
gia hoạt động kinh doanh. Ngân hàng là chủ thể khá đặc biệt của nền kinh tế và có
tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Chính vì vậy, tại hầu hết các quốc gia, hoạt động
kinh doanh ngân hàng được Chính phủ đặt dưới một hệ thống các quy định hết sức
chặt chẽ vận hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giảm thiểu rủi ro và
ổn định nền kinh tế. Thông qua các quy định pháp lí của mình, NHNN và Chính
phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động cho vay nói chung và hoạt động
30
cho vay tiêu dùng nói riêng, như: thay đổi chính sách lãi suất, quy chế cho vay,
khuyến khích hay hạn chế mở rộng dư nợ tín dụng, mở rộng hay thắt chặt cho vay
tiêu dùng… Khi mơi trường pháp lí ổn định, hệ thống luật hồn thiện, thống nhất thì
hoạt động cho vay tiêu dùng có cơ hội mở rộng, phát triển. Ngược lại, mơi trường
pháp lí bất ổn, quy định chồng chéo sẽ kìm hãm sự phát triển của cho vay tiêu dùng.
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan
Qui mơ vốn tự có và tổng nguồn vốn của NHTM
Vốn tự có là một trong những tiêu chia quan trọng nhất khi đánh giá năng lực
của một NHTM. Vốn tự có càng lớn thì chứng tỏ tiềm lực của ngân hàng càng
mạnh, càng có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, đặc
biệt là trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Vốn tự có lớn sẽ dễ dàng xây dựng các
trụ sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại và có khả năng tạo ưu thế so với các đối thủ
cạnh tranh. Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ với quy mô vốn bé cũng có thể tập trung
vào phát triển cho vay tiêu dùng vì với lượng vốn điều lệ ít ỏi sẽ không cạnh tranh
được với các ngân hàng lớn khi cho vay các khoản vay lớn. Vốn tự có của ngân
hàng phải đảm bảo theo hệ số CAR (tỷ lệ an tồn vốn tự có tối thiểu trên tổng tài
sản có rủi ro là 9%). Vì thế, khi mở rộng hoạt động kinh doanh, tài sản của ngân
hàng tăng lên thì ngân hàng phải đồng thời tăng vốn tự có của mình một mức tương
ứng. Mở rộng và phát triển cho vay tiêu dùng phải tính đến vốn tự có để đảm bảo
được tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu. Vì thế, muốn phát triển cho vay tiêu dùng, các
NHTM phải luôn chú trọng tới gia tăng vốn điều lệ hay vốn tự có của mình.
Ngồi yếu tố vốn tự có, khi phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM còn phải
xem xét đến quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng. Với quy mơ nguồn vốn lớn,
ngân hàng sẽ có thể cho vay với số lượng lớn, đáp ứng được bất kì nhu cầu nào của
khách hàng giúp ngân hàng tạo được danh mục các sản phẩm, dịch vụ cho vay đa
dạng, phong phú. Khả năng huy động vốn cũng là một yếu tố quan trọng, nó phải
đáp ứng được nhu cầu cho vay với quy mô lớn tại bất kì thời điểm nào. Ngân hàng
nào có khả năng huy động nguồn vốn rẻ, nhanh, lớn sẽ dễ dàng mở rộng hoạt động
cho vay tiêu dùng, tạo nên các lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Như vậy, ngân hàng nào có quy mơ vốn tự có và tổng nguồn vốn lớn, ngân
hàng đó sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đề ra và thực hiện các chiến lược phát triển
hoạt động cho vay tiêu dùng so với các ngân hàng khác.
31
Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng là những nguyên tắc, phương pháp chỉ đạo được ngân
hàng thiết lập để cụ thể hóa mục tiêu, chiến lược nhằm thúc đấy công việc theo mục
tiêu đề ra. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như hạn mức tín dụng, kì hạn,
lãi suất, mức phí, các loại cho vay, phương thức cho vay, chính sách đảm bảo khả
năng thanh toán của khách hàng, … Tất cả các yếu tố này đều tác động trực tiếp tới
việc thực thi chiến lược của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lí,
linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngược lại, nếu chính
sách tín dụng ngân hàng đưa ra cứng nhắc, áp đặt, không đáp ứng được nhu cầu đa
dạng về vốn của khách hàng thì nó sẽ là rào cản trong quá trình thực thi chiến lược
của ngân hàng.
Nguồn nhân lực
Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng là đòi hỏi nguồn nhân lực lớn cả
về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, đây là một yếu tố không thể thiếu trong chiến
lược phát triển cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng. Nguồn nhân lực có trình độ
cao là lợi thế trong cạnh tranh của mỗi ngân hàng vì nó có thể tăng cường khả năng
thu hút khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng, giảm rủi ro trong cho vay tiêu
dùng. Nếu ngân hàng có một nguồn nhân lực yếu kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc mở rộng cho vay đối với người tiêu dùng. Bằng việc tuyển những nhân
viên giỏi và tổ chức những chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho
các nhân viên thường xuyên, liên tục, NHTM sẽ tạo ra được một nền tảng vững
chắc để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
Trình độ cơng nghệ và quản lí
Trong hoạt động ngân hàng, cơng nghệ và trình độ quản lí đóng vai trò quan
trọng. Công nghệ của ngân hàng là các phần mềm và phần cứng của thiết bị thông
tin được dùng trong ngân hàng như máy tính, máy ATM,POS giúp cho các ngân
hàng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thơng tin cho khách
hàng tốt hơn. Trình độ quản lí thể hiện trong việc điều hành, kiểm tra, kiểm soát các
hoạt động của ngân hàng; khả năng quản lí tốt sẽ giúp các ngân hàng hoạt động có
hiệu quả, đạt được các mục tiêu về lợi nhuận.
Khi đặt ra chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng, các ngân hàng phải quan
tâm tới cơng nghệ và trình độ quản lí của mình. Ngân hàng có trình độ cơng nghệ và
quản lí hiện đại là yếu tố thúc đẩy phát triển cho vay tiêu dùng: rút ngắn thời gian
32
cho vay đối với các cá nhân, tạo được uy tín, sự tin tưởng đối với khách hàng… qua
đó làm tăng doanh số cho vay, gia tăng lợi nhuận. Khi đề ra chiến lược phát triển,
ngân hàng phải đánh giá lại trình độ cơng nghệ và quản lí của mình ở mức nào khi
so sánh với các ngân hàng cạnh tranh và trình độ phát triển cơng nghệ ngân hàng
trên thế giới. Các ngân hàng phải phát triển công nghệ và nâng cao năng lực quản lí
để có thể dành chiến thắng trong thị trường đem lại nhiều lợi nhuận, thị trường cho
vay đối với người tiêu dùng.
Địa điểm và uy tín của ngân hàng
Ngày nay, khi các ngân hàng thành lập ngày càng nhiều thì vấn đề tiện lợi
trong quá trình sử dụng dịch vụ được khách hàng đặc biệt quan tâm. Khách hàng
ln muốn tìm sự thuận lợi nhất cho mình, vì thế họ sẽ tìm đến ngân hàng nào gần
nhất có thể. Bởi vậy, các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng được đặt ở
trung tâm, đông dân cư sẽ là lợi thế lớn để ngân hàng thu hút nguồn tiền gửi tiết
kiệm và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
Bên cạnh đó, uy tín của ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng. Uy tín là hình
ảnh, là tài sản vơ hình của ngân hàng. Dù là ngân hàng lớn hay nhỏ thì uy tín của
ngân hàng cũng là một trong những tiêu chí cho khách hàng lựa chọn nơi đầu tư và
vay vốn. Ảnh hưởng của uy tín có thể thấy qua ví dụ sau: Trong lĩnh vực ngân hàng,
ACB được đánh giá là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam năm
2008.Sau khi xảy ra sự cố năm 2004, ACB đã có một cuộc cải tổ về cơ cấu tổ chức
hoạt động, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, hình ảnh thương hiệu thể
hiện được sự tín nhiệm đối với khách hàng. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế của tập
đoàn ACB năm 2008 đạt 2556 tỷ đồng, vượt 56 tỷ đồng so với kế hoạch. Năm 2008
cũng là năm ACB được Chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng II,
nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và được tạp chí Euromoney (tạp chí tài
chính hàng đầu thế giới) bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
CHI NHÁNH HÀ NỘI
33
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh
Hà Nội (VPBank – Hà Nội)
2.1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của VPBank – Hà nội
2.1.1.1 Lịch sử hình thành VPBank – Hà nội
Căn cứ vào tình hình phát triển của các ngân hàng và chiến lược mở rộng
quy mô mạng lưới chi nhánh hoạt động của tập thể Ban lãnh đạo điều hành
VPBank, Tổng giám đốc đã kí quyết định thành lập chi nhánh Hà Nội theo công văn
chấp thuận số 1128/NHNN-CNH ngày 06/10/2004 và chi nhánh chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 04/01/2005.
Chi nhánh hoạt động dựaBAN
trên sự
kế thừa
toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động
GIÁM
ĐỐC
cũng như thị trường từ Hội sở trước đây vì chi nhánh được tách trực tiếp từ bộ phận
kinh doanh của Hội sở. Điều này tạo ra những thuận lợi cho chi nhánh trong quá
trình hoạt động so với các chi nhánh thành lập mới khác trong cùng hệ thống. Sau
một năm hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả và có lợi nhuận cao nhất
CN Trần H ưng Đ ạo
PHỊNG GIAO DỊCH
trong tồn hệ thống, ln dẫn đầu về vốn huy động và cho vay. Với
kếtQUỸ
quả kinh
KHO
doanh đó, chi nhánh Hà Nội ngày càng vững bước đi lên, quyết tâm hoàn thành các
kế hoạchCN
kinh
Cátdoanh
Linh đề ra trong ngắn hạn và thực hiện chiến lược dài hạn của cả hệ
thống VPBank là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cả nước.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của VPBank – Hà Nội
PGD Tràng An
Sơ đồ tổ chức:
PHÒNG A/O DOANH NGHIỆP
Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của VPBank, có cơ cấu như sau:
PGD Trần Xuân Soạn
-
4 phòng ban trực thuộc và 1 ban quản lí tín dụng; 10 chi nhánh và phòng
giao dịch trực thuộc
PGD n Phụ
-
Tồn bộ chi nhánh có trên 300 nhân viên, đa số trình độ PHỊNG
là đại học
và trên
A/O
CÁ
NHÂN
đại học.
PGD Đội Cấn
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức VPBANK – Hà Nội
PGD Tôn Đức Thắng
BAN QUẢN LÍ TÍN DỤNG
PGD Khâm Thiên
PGD Thuỵ Kh
34
PGD Linh Đàm
PHỊNG HÀNH CHÍNH TỔ
CHỨC
Chức năng của các phòng ban:
Ban giám đốc: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc,có nhiệm vụ điều
hành hoạt động hàng ngày của cả chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
và Hội đồng quản trị. Ban giám đốc phải kiểm tra, đơn đốc, xử lí các hoạt động của
các phòng ban và các phòng giao dịch để đảm bảo chi nhánh hoạt động hiệu quả.
Đồng thời, xây dựng các chính sách, quy chế, quy trình, các chỉ tiêu, kế hoạch áp
35