Để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, người ta có thể sử dụng rất nhiều những tiêu chí khác nhau nhưng ta có thể kể tới một số những chỉ tiêu quen thuộc như sau:
Tải bản đầy đủ - 0trang
Khóa luận tốt nghiệp
14
có mang lại được hiệu quả hay khơng ta phải xét đến những chi phí đã hình
thành nên doanh thu đó. Nếu doanh thu và chi phí để sản xuất ra sản phẩm
đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ
tăng của chi phí tức tồn tại khả năng duy trì và tăng thêm về lợi nhuận thì hoạt
động sản xuất và kinh doanh vẫn được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết
phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó
được doanh nghiệp mở rộng quy mơ kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết
bị và xây dựng cơ sở hạ tầng…Một sản phẩm có khả năng tăng cao và duy trì
doanh thu, lợi nhuận thì đồng nghĩa năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó cao
hơn và ngược lại. Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá
năng lực cạnh tranh khi sản phẩm tham gia trên thị trường.
1.1.4.2. Thị phần
Thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh và ngày càng tăng thị phần của sản
phẩm. Nó chứng tỏ mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm.
Những sản phẩm có thị phhần càng lớn và khả năng ngày càng tăng thị phần
trong tương lai thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó càng lớn và ngược
lại. Thị phần càng lớn cho thấy mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với
sản phẩm đó, đồng thời phản ánh được năng lực cạnh tranh cao của sản phẩm
đó trên thị trường.
Thị phần có thể được hiểu là phần trăm thị trường tính theo doanh số
mà doanh nghiệp thu được hoặc theo khối lượng sản phẩm bán ra trên thị
trường. Nghĩa là thị phần của sản phẩm phản ánh sản phẩm đó chiếm bao
nhiêu phần trăm thị trường.
Người ta thường xem xét các loại thị phần sau:
- Thị phần của sản phẩm của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường
sản phẩm: đó chính là tỷ lệ % giữa doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp so
với doanh số của toàn ngành.
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
14
Khóa luận tốt nghiệp
15
- Thị phần của sản phẩm của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó
phục vụ: đó là tỷ lệ % giữa doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp so với
doanh thu của toàn khúc thị trường sản phẩm.
- Thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu sản phẩm của
doanh nghiệp so với doanh thu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
trên thị trường sản phẩm đó.
Doanh thu (lượng bán) sản phẩm của doanh nghiệp
Thị phần =
(%)
Tổng doanh thu (lượng bán) sản phẩm trên thị trường
Chỉ tiêu thị phần cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản, nó thường đi
liền với chỉ tiêu doanh thu bán hàng của sản phẩm, dịch vụ.
Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này ta có thể biết được vị thế
của sản phẩm trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào. Doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm cũng sẽ biết mình đang đứng ở vị trí nào để từ đó có thể vạch
ra chiến lược hành động cho hợp lý.
1.1.4.3. Chất lượng
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản
xuất, tiêu thụ và sau tiêu thụ sản phẩm, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như công nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên nhiên liệu làm yếu tố đầu vào,
trình độ sản xuất, cơ sở vật chất… chất lượng sản phẩm không chỉ thể hiện ở
việc đảm bảo các thông số kĩ thuật mà còn thể hiện ở việc phù hợp và đáp ứng
tốt mọi nhu cầu của khách hàng, đem lại cho khách hàng độ thỏa mãn cao hơn
so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để đánh giá
năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Khi hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra, để nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm thì yếu tố chất lượng sản phẩm đóng góp quan trọng cho sự tồn tại
của sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm đó khơng chỉ đạt tiêu chuẩn chất
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
15
Khóa luận tốt nghiệp
16
lượng quốc gia mà phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi đó, chất lượng sản phẩm
nói lên năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao hay thấp.
Một sản phẩm có chất lượng cao ngồi việc đảm bảo các tiêu chuẩn
chất lượng thì cần có thêm những chất lượng vượt trội khác so với các đối thủ
cạnh tranh như chất lượng các nguyên liệu đầu vào thể hiện ở ưu thế về tài
nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu…
Chất lượng sản phẩm chính là một khái niệm tổng hợp của rất nhiều
tiêu chí, nó là sự kết hợp hài hồ của năng suất sản lượng, trình độ công nghệ,
các chỉ tiêu cảm quan, mức độ an toàn của sản phẩm, các biện pháp bảo vệ
thực vật, thuỷ lợi, trình độ quản lý và cuối cùng là thị hiếu, nhu cầu tiêu thụ.
Do đó, để đánh giá được yếu tố chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của sản phẩm đó như thế nào thơng qua đánh giá định tính và
định lượng nhưng thơng thường thì biện pháp định tính sẽ được áp dụng qua
đánh giá về độ thỏa mãn nà sản phẩm đem lại cho khách hàng.
1.1.4.4. Chi phí sản xuất và giá cả của sản phẩm
Đây là chỉ tiêu định lượng mà ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất.
Chi phí sản xuất của sản phẩm là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào
hình thành nên sản phẩm như: nguyên vật liệu, nhân công, công nghệ sản
xuất...Tổng hợp chi phí sản xuất sẽ có giá thành của sản phẩm, qua giá thành
sẽ xác định được giá bán trên thị trường. Do vậy, muốn có giá bán sản phẩm
thấp thì doanh nghiệp phải tìm giảm chi phí sản xuất tức là phải tận dụng hợp
lý các nguồn lực sẵn có như tài nguyên phong phú nguồn nhân lực dồi dào,
đồng thời đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả quản
lý...có như vậy mới hạ được giá thành sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm hàng hố.
Chi phí sản xuất thấp thì giá bán sản phẩm sẽ thấp hơn, sản phẩm có
sức cạnh tranh tốt hơn các sản phẩm khác khi phải cạnh tranh về giá. Khi đó,
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
16
Khóa luận tốt nghiệp
17
sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn, chỗ đứng của sản phẩm
một phần được khẳng định. Điều này đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị
trường có sự cạnh tranh lớn như hiện nay thì khách hàng có quyền lựa chọn
cho mình những sản phẩm tốt nhất và nếu cùng một mặt hàng sản phẩm, cùng
chất lượng, kiểu dáng mẫu mã thì tất nhiên sản phẩm nào được bán với giá
thấp hơn thì sẽ được khách hàng lựa chọn. Vì vậy giá cả là công cụ cạnh tranh
hữu hiệu trên thị trường.
Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sụ lựa
chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm ở từng giai đoạn
trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng
thị trường. Có thể đó là chiến lược của từng doanh nghiệp để thu hút khách
hàng và tất nhiên khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhờ đó sẽ cao hơn.
1.1.4.5. Mức độ hấp dẫn của sản phẩm
Là các đặc điểm bên ngoài dễ dàng nhận thấy của sản phẩm như mẫu
mã, màu sắc, kiểu dáng…đây cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên sức
cạnh tranh cho sản phẩm. Khơng tính đến các sản phẩm có thương hiệu đã
được người tiêu dùng biết đến thì giữa vơ vàn sản phẩm thì những sản phẩm
có mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng đẹp mắt sẽ thu hút được sự chú ý của khách
hàng ngay tức khắc cho dù họ chưa biết sản phẩm như thế nào, chất lượng ra
sao. Mặc dù đây chỉ là những chỉ tiêu định tính nhưng cũng là chỉ tiêu quan
trọng mà mỗi sản phẩm cần chú ý.
1.1.4.6. Thương hiệu của sản phẩm
Đây là yếu tố quan trọng mà các sản phẩm cần hướng tới. Chỉ tiêu này
khó định lượng tuy nhiên là yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác nhau về khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Thương hiệu, uy tín của sản phẩm được hình
thành dựa trên chất lượng, giá trị sử dụng của sản phẩm, các dịch vụ bán hàng
và sau bán hàng, thời gian giao hàng, quy mô của doanh nghiệp...
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
17
Khóa luận tốt nghiệp
18
Hiện nay vấn đề thương hiệu đã được chú trọng hơn trước rất nhiều, có
nhiều ý kiến cho rằng thương hiệu là nhân tố quan trọng thứ hai chỉ sau chất
lượng, xếp trước yếu tố giá trong việc tạo nên thành công trong khả năng cạnh
tranh của sản phẩm. Những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu mạnh sẽ có
chiếm được uy tín và lòng tin từ phía khách hàng. Do đó khi sản phẩm đưa ra
thị trường có thể nhanh chóng thu hút được người tiêu dùng. Khách hàng khi
đó sẽ biết đến, tin tưởng và trung thành với sản phẩm hơn và sản phẩm tất
nhiên sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.
1.1.4.7. Một số chỉ tiêu khác
Ngồi những tiêu chí quen thuộc như trên thì để đánh giá năng lực cạnh
tranh của sản phẩm người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như các kênh
phân phối, dịch vụ sau bán hàng, các hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến
mại hỗ trợ đầu ra tiêu thụ sản phẩm, môi trường kinh doanh, môi trường pháp
lý…Đây cũng là những yếu tố vơ cùng quan trọng góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Hệ thống phân phối: giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa đến
người tiêu dùng như thế nào. Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động
phân phối thông qua các hệ thống kênh phân phối (con đường mà hàng hố
được lưu thơng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng). Để hoạt động tiêu thụ sản
phẩm được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần phải
lựa chọn các kênh phân phối, nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của
khách hàng. Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ giúp
tăng nhanh vòng quay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của
sản phẩm.
Các hoạt động hỗ trợ đầu ra tiêu thụ sản phẩm: là những yếu tố quan
trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Việc lựa chọn thị
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
18
Khóa luận tốt nghiệp
19
trường tiêu thụ tốt kết hợp với các chính sách marketing, quảng cáo, khuyến
mại…hợp lý chắc chắn sẽ đem lại những ưu thế rõ nét cho sản phẩm. sản
phẩm được sản xuất ra cần thiết phải có những hoạt động này thì mới có thể
đến được với tay người tiêu dùng.
Các dịch vụ kèm theo: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính
cạnh tranh cao như hiện nay, vai trò của các dịch vụ kèm theo hàng hố ngày
càng quan trọng. Nó bao gồm các hoạt động trong và sau bán hàng như vận
chuyển, bao gói, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành, tư vấn... Cải tiến dịch vụ cũng
chính là nâng cao chất lượng hàng hoá sản phẩm. Do đó phát triển hoạt động
dịch vụ là rất cần thiết, nó đáp ứng mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo
ra sự tín nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp đồng thời giữ
gìn uy tín của doanh nghiệp. Từ đó sản phẩm có thể thu hút được khách hàng,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.1.5. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
- Đánh giá qua phương pháp chuyên gia: Để đánh giá năng lực cạnh
tranh của sản phẩm ta có thể sử dụng phương pháp chuyên gia (đo lường và
đánh giá cho điểm). Trên cơ sở các tiêu chí, các chuyên gia đánh giá khả năng
cạnh tranh của từng tiêu chí trên thị trường để cho điểm dựa vào tầm quan
trọng của mỗi chỉ tiêu xác định trọng số cho nó với tổng trọng số bằng 1. Từ
đó ta có thể tổng hợp, tính được điểm trung bình và xác định được vị trí cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Một cách làm đơn giản hơn là vẫn sử dụng các chỉ tiêu trên nhưng ta có
thể đánh giá trực tiếp năng lực cạnh tranh theo từng tiêu chí. Dựa vào những
tiêu chí cụ thể như doanh thu, thị phần, giá cả…mà ta có thể đánh giá được
khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ khác trên thị trường.
Và khóa luận cũng sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích thực trạng
năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam xuất khẩu
trên thị trường Hoa Kỳ ở chương II.
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
19
Khóa luận tốt nghiệp
20
1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến xuất
khẩu của một số nước trên thế giới
1.2.1.Braxin
Braxin được xem là cường quốc xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất thế
giới và Braxin đặc biệt nổi tiếng với việc sản xuất cà phê Arabica do điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu…Khơng những chú trọng vào việc đảm bảo cà phê nhân
xuất khẩu để giữ vững vị thế số một trên thị trường thế giới mà Braxin cũng
có những định hướng và chính sách của riêng mình cho việc tập trung cà phê
nhân vào việc chế biến không chỉ nhằm phục vụ thị trường nội địa trong nước
mà còn nhằm mục tiêu xa hơn đó là xuất khẩu. Braxin chú trọng tới chất
lượng của cà phê chế biến ngay từ khâu trồng trọt, thu hoạch… chất lượng
được đảm bảo ngay từ nguyên vật liệu đầu vào. Bởi ngoài những hương vị
vốn có nhờ vào những ưu thế về điều kiện tự nhiên thì chất lượng cà phê nhân
có tốt thì cà phê chế biến sau này mới có chất lượng cao. Thêm vào đó là việc
đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất chế biến cà phê theo hướng chuyên đại
hóa và chun mơn hóa.
Ta có thể khái qt kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, chế biến cà phê
của Braxin qua một số điển nhấn chính sau:
- Ngành cà phê của Braxin đã được nhiều chuyên gia khái quát bằng 6
chữ “Truyền thống – chất lượng – hiện đại”. Cà phê Braxin được sản xuất tại
các nông trường lớn chuyên canh, áp dụng kĩ thuật sản xuất tiên tiến và công
nghệ chế biến hiện đại đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nguồn nguyên
liệu đầu vào cho quá trình chế biến cà phê. Việc sản xuất tại các nông trường
lớn chuyên canh không những đem lại những thuận lợi về quy mô, năng
suất… mà Braxin cũng sẽ điều kiện áp dụng các kĩ thuật mới về giống cây
trồng, phân bón, chăm sóc, thu hoạch…hay các cơng nghệ tiên tiến hiện đại.
Chủng loại cà phê được nghiên cứu và áp dụng những loại mới chất lượng
cao như cà phê hảo hạng, cà phê hữu cơ…
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
20
Khóa luận tốt nghiệp
21
- Chính phủ có các chương trình tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp
sản xuất, xuất khẩu cà phê rang xay sang cà phê hòa tan, tài trợ 50% chi chí
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cà phê chế biến cho các nhà sản xuất
và xuất khẩu cà phê chế biến.
- Chính phủ Braxin định hướng trong dài hạn ngành cà phê của mình đi
theo hướng xuất khẩu cà phê chế biến do đó đã và đang có những kế hoạch hỗ
trợ các nhà máy chế biến mới cho hướng xuất khẩu cà phê hòa tan. Hiệp hội các
nhà rang xay cà phê Brazil (ABIC) và Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
Brazil (APEX) mới đây đã bắt đầu chương trình hành động mới cụ thể của giai
đoạn 2009-2010 nhằm xúc tiến việc xuất khẩu cà phê rang xay của Brazil.
Với tổng số vốn đầu tư lên đến 10,1 triệu USD, kế hoạch này sẽ sử
dụng các chiến lược mới hướng đến các nước xuất khẩu chính của cà phê
Brazil như Chile, Panama, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore.
Kế hoạch hành động mới bao gồm sự hợp tác với các hiệp hội ‘chefs de
cuisine’ và việc hình thành một Tổ cơng tác cà phê Barista Brazil. Nhóm cơng
tác này sẽ chịu trách nhiệm đi ra nước ngoài và quảng bá thương hiệu cà phê
Brazil: “Cafés do Brasil”.
- Tập trung hơn nữa vào thị trường nội địa để từ đó làm bàn đạp cho
việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến. Hiện nay thì Braxin là nước tiêu
thụ cà phê vào dạng lớn nhất thế giới, với trung bình hàng năm khoảng 4,9
kg/người. Như vậy việc chủ động trong việc sản xuất và chế biến không những
giúp Braxin đáp ứng tốt nhu cầu trong nước mà còn khích thích xuất khẩu.
1.2.2. Indonexia
Nhờ có lực lượng lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính
sách hướng về xuất khẩu hợp lý mà Indonexia cũng đã trở thành một trong
những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và đặc biệt là xuất khẩu cà phê
Robusta.
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
21
Khóa luận tốt nghiệp
22
Về kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu của
Indonexia ta có thể thấy một số điểm cơ bản sau:
- Có các chính sách nhằm tăng cường giám sát chất lượng, đầu tư máy
móc thiết bị…Cũng như Braxin, Indonexia chú trọng tới chất lượng của cà phê
chế biến ngay từ khâu trồng trọt, thu hoạch… chất lượng được đảm bảo ngay
từ nguyên vật liệu đầu vào. Trước đây cà phê nhân của Indonexia có chất lượng
thấp, thường phơi chưa đến độ khơ cần thiết và có tạp chất. Tuy nhiên
Indonexia đã có những giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ các hạt cà phê ẩm, mốc
nâng cao chất lượng cà phê nhân đảm bảo cho việc chế biến, đồng thời đầu tư
máy móc thiết bị thu gom, sản xuất, chế biến…để nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
- Không chỉ chú trọng trong sản xuất chế biến cà phê mà Indonexia còn
chú trọng tới cả lĩnh vực lưu thơng cho sản phẩm như việc cải tiến tiếp thị,
nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác, tìm hiểu về các
đối thủ cạnh tranh hiện tại về cà phê hòa tan.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất chế biến cà phê xuất khẩu
của một số nước như Braxin, Indonexia, chúng ta có thể rút ra một số những
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm cà
phê chế biến của mình sang các thị trường khác trên thế giới đặc biệt là thị
trường Hoa Kỳ, một thị trường có mức tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới chứa
đựng đầy tiềm năng và cơ hội phát triển:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động, tăng cường giám sát đảm bảo
số lượng và chất lượng đầu vào. Chú trọng từ những hoạt động đầu của quá
trình sản xuất chế biến như trồng trọt, thu hái đến chế biến để sản phẩm có chất
lượng cao đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng của Hoa Kỳ. Tăng cường kiểm
tra, giám sát chất lượng sản phẩm bằng việc hướng dẫn, theo dõi thường xuyên
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
22
Khóa luận tốt nghiệp
23
người trồng cà phê, các cơ sở chế biến tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về
kĩ thuật.
Thứ hai, doanh nghiệp cần chú trọng tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị
máy móc kĩ thuật. Đổi mới theo hướng áp dụng nhiều những công nghệ chế biến
hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của quốc gia, quốc tế. Cần
thiết phải chủ động trong công nghệ máy móc sản xuất chế biến nhằm tránh tình
trạng phụ thuộc nước ngoài và định hướng xa hơn cho việc xuất khẩu.
Thứ ba, bản thân doanh nghiệp cần có những nghiên cứu cần thiết về
thị trường xuất khẩu và các đối thủ cạnh tranh lớn, tiềm ẩn. Thị trường Hoa
Kỳ là một thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng là một môi trường cạnh tranh
khắc nghiệt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, khơng thiếu những khó khăn
thách thức thậm chí rủi ro nên cần có những nghiên cứu cụ thể để có những
chính sách hợp lý khi xuất khẩu hợp lý sang thị trường này.
Bên cạnh đó, cần thiết phải chú trọng tới cả các hoạt động phía sau của
quá trình sản xuất chế biến như đảm bảo đầu ra của sản phẩm: lưu thông,
quảng cáo tiếp thị, dich vụ sau bán hàng…Hơn nữa, tập trung hơn khai thác
mạnh vào thị trường trong nước để từ đó tạo nên bàn đạp cho việc xuất khẩu
các sản phẩm cà phê chế biến sang các thị trường nước ngồi.
Ngồi ra, chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam cần có vai trò nhất
định trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người nơng dân. Những định hướng,
chính sách hợp lý cùng với hành lang pháp lý thuận lợi sẽ có tác dụng khích
thích, khuyến khích cả doanh nghiệp và người nơng dân trong việc sản xuất
chế biến cà phê nhằm mục đích xuất khẩu.
Như vậy với việc nghiên cứu kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của cà phê chế biến xuất khẩu của hai cường quốc lớn trên thế giới
là Braxin và Indonexia, ta có thể rút ra được những điểm đáng chú ý lớn. Tuy
nhiên, những kinh nghiệm đó được học hỏi và sử dụng đến đâu cho chính Việt
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
23
Khóa luận tốt nghiệp
24
Nam khi Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường
Hoa Kỳ để nó trở thành những bài học thực sự bổ ích và có ý nghĩa thì chúng
ta cần thiết phải nắm được thực tế năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến
Việt Nam xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ. Chỉ có như vậy thì ta mới có thể
áp dụng những bài học kinh nghiệm của Braxin và Indonexia một cách hiệu
quả cho Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng
cao được năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường
này.
Sinh viên: Phạm Minh Đức
Lớp: KTPT 47B
24