1 Lĩnh vực hoạt động chính
Tải bản đầy đủ - 0trang
4.Dịch vụ kinh doanh đối ngoại:
Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ
thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR).
Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại.
Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu.
Thanh toán, chuyển tiền biên giới
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế
Thu đổi ngoại tệ.
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2006, 2007 và 2008
3.2.1. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT
huyện Can Lộc:
- Ngân hàng Can Lộc với chức năng quản lý về mặt tiền tệ tín dụng trên địa
bàn, hoạt động chủ yếu tập trung trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư,
các tổ chức kinh tế xã hội ở địa bàn huyện và đầu tư phát triển kinh tế kinh
doanh ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho nông dân và người lao động
- Hoạt động ở một huyện có trên 42.000 hộ sản xuất thuộc 23 xã, thị trấn
với truyền thống sản xuất nơng nghiệp là chính. Tuy nhiên với sự nổ lực thực
hiện nguyên tắc “đi vay để cho vay” Ngân hàng Can Lộc đã từng ngày khắc
phục khó khăn, khẳng định là một trong những ngân hàng kinh doanh có hiệu
quả trong tồn tỉnh.
- Có thể nói hoạt động kinh doanh của ngân hàng Can Lộc từng bước
được ổn định là do biết bám sát các chủ trương chung của chính phủ, của cấp
trên và các nghị quyết của huyện, đảng bộ và hội đồng nhân dân huyện cùng
các biện pháp triển khai cụ thể, năng động sáng tạo xác định mục tiêu hộ sản
xuất trong đó hộ nơng dân là bạn đồng hành. Chính vì vậy, kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua đã từng bước phát triển, đi lên
vững chắc
3.2.2. Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT Huyện Can Lộc
19
- Chi nhánh NHNo& PTNT Huyện Can Lộc là đơn vị nhận khoán trực
tiếp từ NHNo&PTNT tỉnh Hà Tỉnh, nhiều năm qua thực hiện nghiêm túc và
có hiệu quả cơ chế khốn tài chính, thúc đẩy hạch tốn kinh tế kinh doanh có
lãi, tăng thu giảm chi thực hành tiết kiệm. Đơn vị đã tích cực mở rộng huy
động vốn, lựa chọn phương án có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo
định hướng của NHNo Việt Nam, đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và
ngân hàng.
20
Bảng 1:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC
QUA 3 NĂM 2006-2008.
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2007/2006
2008/2007
+/-
%
+/-
%
1/ Tổng thu
24,246
30,847
32,542
6,601
27.23
1,695
5.49
2/ Tổng chi
17,307
22,082
25,365
4,775
27.59
3,283
14.87
3/ Thu nhập trước thuế
6,939
8,765
7,177
1,826
26.32
-1,588
-18.12
(Nguồn: Số liệu từ phòng kế tốn ngân quỹ hành chính NHNo&PTNT huyện Can Lộc)
21
3.3.Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:
Hoạt động tín dụng ln có ý nghĩa quan trọng đối với các NHTM nói
chung và NHNo&PTNT huyện Can Lộc nói riêng, bởi hoạt động tín dụng
ln chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu của các ngân hàng, góp phần chủ đạo
trong việc duy trì phát triển mọi hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt
động khác của ngân hàng. Như vậy hiệu quả hoạt động tín dụng luôn là yếu tố
ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác trong mỗi ngân hàng. Tín dụng hoạt động
hiệu quả sẽ là cơ sở và động lực để các hoạt động khác hoạt động hiệu quả và
ngược lại. Nói như thế có nghĩa là hoạt động tín dụng là chỉ tiêu ảnh hưởng
tới sự tồn tại và phát triển trong hoạt động ngân hàng, chính vì thế việc tăng
cường quản lý hiệu quả hoạt động tín dụng và tín dụng ngắn hạn luôn là yêu
cầu bức thiết, là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi NHTM, cho ngành ngân
hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.
Nhận thức được vấn đề này ngay từ những ngày đầu hoạt động ban lãnh
đạo và cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT huyện Can Lộc đã nỗ lực cố
gắng để tìm ra phương hướng nhiệm vụ đúng đắn cho mình và hoạt động hiệu
quả, đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi trong cơng tác tín dụng cũng
như nhiều cơng tác khác. Trong những năm tới để khơng ngừng nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng và tín dụng ngắn hạn, NHNo&PTNT huyện Can Lộc
đã đưa ra những định hướng chung như sau:
- Tập trung xác định hiệu quả tín dụng ln là u cầu hết sức cấp bách,
tổ chức rà soát đối chiếu phân loại dư nợ quá hạn theo các nguyên nhân khách
quan, chủ quan và theo từng thời gian để có biện pháp hữu hiệu nhất, phấn
đấu giảm dư nợ quá hạn.
- Mở rộng đầu tư tín dụng trên cơ sở phải chấp hành đúng thể lệ, chế độ
và quy trình nghiệp vụ tín dụng, ln lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.
Hướng cho vay đa dạng hơn trên cơ sở vẫn lấy nông nghiệp nông thôn là chủ
yếu, không cho vay ngồi địa bàn phân cơng, chấp hành đúng hạn mức tín
dụng được duyệt.
22
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt ở các cơ sở, đối chiếu để có
biện pháp chấn chỉnh kịp thời những tồn tại thiếu sót trong việc chấp hành thể
lệ nghiệp vụ, chủ động và tích cực lựa chọn những khách hàng sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, những dự án có tính khả thi, đủ điều kiện cho vay để tăng
dư nợ lành mạnh lên. Loại nhanh những khách hàng làm ăn không nghiêm túc,
kinh doanh thua lỗ, thiếu trách nhiệm trả nợ và lãi vay, có hành vi thiếu trung
thực trong hoạt động vay vốn với NHNo&PTNT huyện Can Lộc.
- Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các
cấp của địa phương, chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, sự phối hợp giúp đỡ của
các ban ngành chức năng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra đưa
ngân hàng Can Lộc tiến lên vững chắc, giữ vững là đơn vị kinh doanh giỏi
nhiều năm liền của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Hà Tĩnh. Và giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền
của Đảng bộ huyện Can Lộc.
- Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ,
kiến thức tin học, kinh tế, thị trường, kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
Giáo dục chính trị tư tưởng, tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực
trong các hoạt động tiến tới xây dựng nội bộ đoàn kết.
- Tổ chức phát động thi đua, động viên khen thưởng kịp thời, xử lý
nghiêm minh những cán bộ vi phạm về nội quy lao động và quy chế quản lý.
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, chủ
trương đổi mới và hồn thiện các quy trình nghiệp vụ ứng dụng có hiệu quả
các tiến bộ mới về khoa học công nghệ, đặc biệt quan tâm đến công nghệ
phần mềm trong các lĩnh vực: thanh toán, quản lý và điều hành tác nghiệp.
Với định hướng trên, mục tiêu của NHNo&PTNT huyện Can Lộc là:”
Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi mặt hoạt động, xây dựng
ngân hàng vững mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển sản xuất và đời
sống, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đưa Can Lộc đi lên
23
phát triển. Có nhiều đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia vào sự nghiệp đổi mới của ngành ngân hàng”.
Với mục tiêu trên trong giai đoạn từ năm 2005 - 2010, NHNo&PTNT
huyện Can Lộc phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu sau:
Vốn huy động tại chỗ tăng bình quân từ 35 - 40% năm.
Dư nợ cho vay tăng bình quân từ 20 - 25% năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%.
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng 40 - 50% năm.
+ Mục tiêu hoạt động kinh doanh 2009:
1. Huy động nguồn vốn:
- Nội tệ tăng 35% bằng 263 419 triệu đồng( khơng tính tiền gửi kho
bạc và tổ chức tín dụng)
- Ngoại tệ tăng 25% bằng 2820 ngàn USD
2. Tăng trưởng dư nợ:
- Dư nợ tăng 20% bằng 241760 triệu đồng
- Nợ quá hạn 2%
3. Về tài chính:
- Tiền lương: Hệ số lương 1,08
4. Về dịch vụ:
- Tăng 35% bằng 756 triệu đồng
5. Cơng tác khác:
- Các tổ chức đồn thể tiếp tục giữ vững tiêu biểu xuất sắc
24
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN HUYỆN CAN LỘC
1. Cơng tác lập kế hoạch tại Ngân hàng No & PTNT huyện Can Lộc
1.1. Quy trình lập kế hoạch tại Ngân hàng
Sơ đồ 5: Quy trình lập kế hoạch
Tổng hợp số liệu
Xây dựng kế hoạch
Kế hoạch dự kiến
Kế hoạch chính thức
+Cơng tác xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty:
Vào cuối quý 4 hàng năm, Ngân hàng sẽ dựa vào những căn cứ của
mình để tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch năm. Để lập được kế hoạch,
trước hết Ngân hàng cần phải đưa ra được hệ thống các căn cứ để xây dựng
kế hoạch. Những căn cứ được Ngân hàng dựa vào bao gồm: kết quả thực hiện
sản xuất kinh doanh giai đoạn trước, những hợp đồng được ký kết và năng lực
sản xuất. Từ những căn cứ trên, ban giám đốc sẽ tiến hành xây dựng mục tiêu
cơ bản về sản xuất kinh doanh của Ngân hàng năm tiếp theo. Kế hoạch này sẽ
được chuyển tới các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng sẽ dựa
vào đó để xây dựng các kế hoạch chức năng mà bộ phận mình phụ trách như
kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch doanh thu bán hàng…Từ các
phòng thì các kế hoạch chức năng sẽ được chuyển lên cho ban giám đốc xem
xét để phê duyệt.
25
Sau khi trình và có những lập luận bảo vệ kế hoạch trước ban lãnh đạo,
dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, ban lãnh đạo sẽ tiến hành chỉnh
sửa bản kế hoạch. Sau đó sẽ ký quyết định phê duyệt.
+ Cơng tác xây dựng kế hoạch tháng, quý của công ty:
Sau khi được Ban lãnh đạo phê duyệt kế hoạch năm, công ty sẽ tiến hành
triển khai thực hiện kế hoạch bằng việc triển khai kế hoạch đó thành các kế
hoạch quý, tháng. Dựa vào các số liệu lịch sử cũng như tình hình thực tế,
cơng ty sẽ dự báo được tình hình sản xuất kinh doanh của các tháng, quý theo
những biến động mùa vụ. Từ đó, cơng ty sẽ tiến hành phân chia kế hoạch năm
thành các kế hoạch quý, tháng đảm bảo tính khả thi và thực hiện thành cơng
kế hoạch năm.
1.2. Căn cứ lập kế hoạch
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc xây dựng một kế hoạch thể
hiện được tham vọng của doanh nghiệp và đảm bảo cho kế hoạch có tính khả
thi chính là đích trong hoạt động lập kế hoạch của doanh nghiệp. Một hệ
thống các căn cứ với số liệu chính xác, phản ánh đúng hiện trạng của doanh
nghiệp sẽ giúp đội ngũ cán bộ làm kế hoạch có được những cơ sở khoa học để
xây dựng các bản kế hoạch mang tính khả thi và hiệu quả. Để có thể xây dựng
được các bản kế hoạch mang tính khả thi, Ngân hàng nơng nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Can Lộc cũng xây dựng cho mình một hệ thống căn cứ
gồm:
- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước: đây là căn cứ quan
trọng nhất trong công tác xây dựng kế hoạch của Ngân hàng.
- Căn cứ vào năng lực hoạt động:
+ Về nhân công và đội ngũ lãnh đạo.
+ Về thiết bị cơng nghệ.
+ Về năng lực tài chính..
26