VIII. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHO CỐT LIỆU
Tải bản đầy đủ - 0trang
VIII. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHO CỐT LIỆU
Dùng cốt liệu có
cấp phối tốt để
tăng độ chặt cho
cốt liệu
27
VIII. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHO CỐT LIỆU
Tác động lu rung
làm chặt cốt liệu
28
VIII. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHO CỐT LIỆU
3- Kích thước lớn nhất của cốt liệu: KT lớn nhất của cốt liệu càng
lớn thì cường độ của nó càng cao. Các hạt lớn hơn tạo độ liên kết
xen kẽ, chồng chéo nhau tốt hơn.
4- Hình dạng và bề mặt hạt của cốt liệu:
– Các hạt có dạng nhiều mặt vỡ có có khả năng phát triển cường
độ cao so với trường hợp các hạt có dạng tròn do diện tích tiếp
xúc nhiều hơn. Các hạt có dạng dẹt dễ dàng trượt lên nhau và
dẫn đến làm suy giảm cường độ.
– Bề mặt các hạt nhám sẽ làm tăng cường độ vì nó làm tăng lực
ma sát giữa các hạt với nhau.
29
VIII. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHO CỐT LIỆU
5- Một số chất pha trộn thêm với cốt liệu: Một vài chất có
thể được sử dụng với mục đích tăng thêm cường độ cho
cốt liệu bao gồm: sét, muối, vơi, xi măng pooclăng,
bitum.
- Sét: Cường độ cốt liệu có thể được cải thiện bằng cách
thêm vào một lượng sét, đây là một dạng của đất với các
hạt rất mịn có tính dính hay xu hướng dính kết với nhau.
Cường độ tạo ra bởi sự dính kết được tăng cường thêm
vào cường độ kháng cắt của cốt liệu. Đất sét trong
trường hợp này đóng vai trò như dạng xi măng hay hồ
dính.
30
VIII. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHO CỐT LIỆU
– Muối CaCl2 hay NaCl: Trộn đều muối với cốt liệu cùng với
một lượng nước tạo độ ẩm thích hợp. Bằng cách đó sẽ tạo nên
một dạng dung dịch nước muối. Dung dịch nước muối này sẽ
tạo nên một lớp màng bao quanh hạt cốt liệu, làm tăng thêm
sức căng bề mặt so với trường hợp các hạt cốt liệu ở độ ẩm
thông thường, và do đó nó làm tăng thêm tính dính giữa các
hạt. Lớp màng này làm cho các hạt có thể dịch chuyển đến gần
nhau hơn so với trường hợp ẩm thông thường khi cốt liệu chịu
tác động của lực đầm. Có thể cho rằng nó có khả năng bơi trơn
tốt hơn so với lớp nước thơng thường. Tính dính tăng lên, tỷ
trọng tăng lên chính là yếu tố làm cho cường độ tăng lên.
31
VIII. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHO CỐT LIỆU
– Vôi: Vôi được trộn lẫn với cốt liệu với hàm lượng khoảng 2 đến 4%
so với khối lượng cốt liệu. Nước được sử dụng để tạo ra một hỗn
hợp hoàn hảo và để kết hợp hóa học với vơi tạo ra sản phẩm cuối
cùng chính là đá vơi. Vơi thực hiện vai trò gia cường cho cốt liệu
bằng hai cách.
• Nó phản ứng với sét làm cho các hạt kết hợp lại với nhau tạo
thành những hạt lớn hơn. Các hạt lớn hơn mới được hình thành
sẽ khơng bị trương nở q mức khi bị ẩm giống như hiện tượng
thường có với các hạt sét thơng thường.
• Vơi cũng có thể làm cứng hóa một khối bằng cách phản ứng với
silic và nhôm trong sét và cốt liệu. Từ các phản ứng hóa học này
sản phẩm CaO.SiO2 và CaO.Al2O3 được hình thành. Những chất
mới này đóng vai trò là chất kết dính để dính kết các hạt lại với
nhau. Những chất kết dính này chính là những chất có trong
thành phần của xi măng Pooc lăng và tạo khả năng dính kết cho
nó. Puzơlan cũng có thể được sử dụng để cung cấp lượng silic và
nhôm khi cốt liệu không chứa đủ. Những chất này dễ dàng kết
hợp với vôi để tạo thành một chất mới có khả năng
kết dính.
32
VIII. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHO CỐT LIỆU
– Xi măng: Xi măng pooclăng hay xi măng atphan có thể được
dùng để trộn vào lớp đệm cốt liệu làm tăng thêm cường độ của
nó. Sự gia cường này khơng giống như việc sản xuất bê tông
xi măng hay bê tông atphan. Nó chỉ có nghĩa là cho thêm và
trộn một lượng nhỏ xi măng nhằm cải thiện cường độ của cốt
liệu.
– Sản xuất bê tông: Bê tông là dạng cốt liệu được gia cường
bằng hồ xi măng pooclăng hoặc xi măng atphan sao cho một
dạng vật liệu mới được hình thành, mà khơng còn có dạng của
các hạt nữa. Vật liệu mới được hình thành có dạng cứng và
đặc trong trường hợp bê tơng xi măng pooclăng, và có dạng
nửa cứng trong trường hợp bê tông atphan. Cường độ bê tông
phụ thuộc vào cường độ cốt liệu, cường độ của chất dính kết
và khả năng liên kết giữa chúng.
33
IX. CÁC TẠP CHẤT CĨ HẠI
• Trong cốt liệu có một số loại tạp chất mà khi vượt quá giới hạn sẽ
có hại cho bất kỳ mục đích sử dụng nào nào. Giới hạn thành phần
cho phép phụ thuộc vào việc sử dụng cốt liệu. Một lượng nhỏ tạp
chất có thể được cho phép trong cốt liệu sử dụng trong bê tông xi
măng pooclăng, bê tông atphan hoặc cho tầng lọc tuy nhiên hàm
lượng cho phép có thể lớn hơn đối với cốt liệu sử dụng cho lớp
đệm.
• Tiêu chuẩn ASTM C33 đề cập đến giới hạn cho phép của bảy loại
tạp chất có hại phải được kiểm tra trong cốt liệu sử dụng cho bê
tông xi măng pooclăng. Lượng cho phép lớn nhất được liệt kê
theo phần trăm khối lượng của toàn mẫu cốt liệu mịn và cốt liệu
thô. Các loại tạp chất được kể đến đó là các hạt giòn; các hạt mịn
hơn cỡ No.200; các hạt mềm yếu; than đá và than nâu; đá phiến
silic; tạp chất hữu cơ; và các vật liệu có phản ứng với kiềm trong
xi măng.
34
IX. CÁC TẠP CHẤT CĨ HẠI
1- Các hạt giòn: Là những thành phần dễ bị vỡ vụn, ví dụ như đất sét dạng cục, đá
cát kết yếu, quặng ơxy hóa. Khi các thành phần này có hàm lượng quá nhiều
gây nên sự thay đổi cấp phối với nhiều hạt mịn hơn vì các hạt đó sẽ bị phá vỡ
trong q trình sử dụng.
2- Các hạt mịn hơn cỡ No.200: Là những hạt lọt qua cỡ sàng No.200. Một lý do
phải hạn chế các hạt mịn này đó là nó sẽ tạo thành một lớp bao ngoài các hạt
lớn hơn. Lớp bao này sẽ làm cản trở sự bám dính của hồ xi măng pooclăng
hoặc chất kết dính atphan với cốt liệu. Trong bê tông xi măng pooclăng, các hạt
mịn này hoặc là ở dạng rời hoặc bao bề mặt các hạt sẽ hấp thụ nước trước khi
nước có thể kết hợp với xi măng để tạo hồ. Các hạt vật liệu mịn có thể là thành
phần cần hạn chế trong vật liệu làm tầng lọc bởi vì nó sẽ hoặc bị rửa trôi qua
tầng lọc hoặc phần nào làm tắc tầng lọc, hậu quả phụ thuộc vào kích thước
tương đối của hạt mịn và vào vật liệu làm tầng lọc.
3- Các hạt mềm yếu: Là những hạt có để lại vết khía sau khi rạch trên bề mặt mới
bị phá vỡ của hạt bởi một que đồng nhọn với một lực 2lb. Các hạt mềm yếu có
hại khi cốt liệu chịu mài mòn, ví dụ như những con đường rải sỏi, đường bê
tông bitum, hoặc đường bê tông xi măng pooclăng. Mối quan tâm chính là các
hạt mềm yếu sẽ bị nén vỡ hoặc mài mòn thành bột, do đó phá vỡ tính liên tục
của cấu trúc cốt liệu bởi nó sẽ làm bong một vài hạt cốt liệu giữ vai trò hoặc là
truyền ứng suất cắt hoặc duy trì sự liên tục của bề mặt. Vì lý do đó, các hạt
mềm yếu không là vấn đề cần quan tâm đối với cốt liệu mịn.
35