PHẦN BỐN: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tải bản đầy đủ - 0trang
làm thế nào để nâng cao nhận thức về lợi ích khi thực hiện liên kết cho hộ nông dân,
để họ tự nguyện tham gia vào các mơ hình liên kết, cũng như làm sao để có thể thu
hút được các doanh nghiệp thực hiện liên kết với nông dân trên địa bàn. Do đó,
chúng ta phải có những giải pháp đối với hộ nông dân, công ty cũng như Nhà nước
nhằm vào 02 mục tiêu chính đó là: Thứ nhất, tiếp tục mở rộng và phát triển hình
thức liên kết theo kiểu giao khoán, tăng cường sự liên kết của doanh nghiệp và nông
dân đối với mảng tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo mối liên hệ thật chặt chẽ trong chuỗi
giá trị sản phẩm cà phê từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ; Hai là: xây dựng mối
liên kết giữa nông dân và công ty cả trong và ngoài địa bàn theo phương thức liên
minh sản xuất nhằm nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa của nơng dân, từng bước
xóa bỏ phương thức sản xuất theo kiểu tự phát với lối sản xuất lạc hậu, giúp nâng
cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, phát triển bền vững cả về kinh tế, môi trường và
xã hội.
4.2.
Kiến nghị
4.2.1. Đối với Nhà nước
+ Tiếp tục sửa đổi và bổ sung thêm một số quy định về chính sách tiêu thụ
nơng sản thông qua hợp đồng, tăng trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên kí kết hợp
đồng, có chế tài hợp lí để xử phạt các bên vi phạm hợp đồng.
+ Đề nghị Chính phủ chỉ đạo và các bộ Ngành có liên quan giới thiệu, hướng
dẫn các cơng ty, doanh nghiệp kinh doanh chế biến và xuất khẩu cà phê trên địa bàn
tỉnh xây dựng cơ sở tại các vùng sản xuất cà phê nhiều.
+ Cần chỉ đạo cơ quan chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan
kiểm tra, rà soát vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê trên
địa bàn huyện để làm cơ sở xấy dựng, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cà phê.
+ Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học kĩ thuật canh tác mới có
hiệu quả để áp dụng vào sản xuất, phục vụ cho việc liên kết.
+ Cần chỉ đạo địa phương trong việc quy hoạch vùng sản xuất, tránh để tình
trạng người dân đua nhau theo thị trường, tự ý chặt phá cà phê chuyển sang trồng
cây khác làm phá vỡ vùng quy hoạch sản xuất, gây thiệt hại.
4.2.2. Đối với chính quyền địa phương
+ Đội ngũ cán bộ quản lý cần nhận thức rõ tầm quan trọng của liên kết kinh
tế doanh nghiệp-nơng dân để từ đó có những chính sách quản lý phù hợp, nhằm
thúc đẩy việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất cà phê.
47
+ Tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn với số lượng lớn, thời gian dài.
Cho vay đúng đối tượng và có cán bộ hướng dẫn nơng dân sử dụng vốn đúng mục
đích và có hiệu quả.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, công ty chế biến, xuất khẩu
cà phê phát triển, góp phần đưa các mơ hình liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê tới
người dân. Chủ động trong cơng tác kiểm tra, rà sốt tình hình hoạt động của các
doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng thực hiện
phát triển cà phê bền vững từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến đến khâu tiêu thụ,
khơng mở rộng diện tích cà phê ngồi vùng quy hoạch.
+ Khuyến khích người dân liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, thành
lập nhóm hình thành vùng sản xuất có quy mơ lớn, tạo thuận lợi cho việc áp dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chế biến.
+ Tiếp tục nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các cơng trình giao
thông, thủy lợi, mạng lưới truyền thông giữa các xã, thôn, buôn để phục vụ cho sản
xuất và tiêu thụ cà phê.
+ Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể liên kết, giúp họ
hiểu rõ hơn lợi ích của việc tham gia liên kết và thực hiện đúng vai trò, chức năng,
nhiệm vụ cũng như quyền lợi của mình trong quá trình liên kết.
4.2.3. Đối với nông hộ
+ Ham học hỏi, không ngừng trau dồi kinh nghiệm sản xuất của bản thân và
cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất cũng
như chất lượng sản phẩm.
+ Chủ động tìm hiểu về liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cà phê giữa
nông dân và doanh nghiệp, để từ đó có cái nhìn tiến bộ và đúng đắn về lợi ích khi
tham gia liên kết.
+ Thành lập các tổ sản xuất, hợp tác xã nhằm trao đổi kinh nghiệp sản xuất,
trao đổi các thông tin về thị trường đầu vào-đầu ra, chia sẻ những phương thức sản
xuất mới. Trong quá trình hoạt động, cần bầu ra người đứng đầu để tổ chức nhóm,
cũng như đại diện nhóm đứng ra trao đổi, ký kết những hợp đồng liên kết nếu phía
doanh nghiệp có nhu cầu.Hoặc phía nơng dân có thể chủ động tìm đến những cơng
ty có nhu cầu tìm kiếm vùng nguyên liệu để hợp tác sản xuất và tiêu thụ.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Nga (2012), Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của
các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
2. Hồ Quốc Thông (2007), Bài giảng Kinh tế Vi mô, Trường Đại học Tây
Nguyên., Đăk Lăk.
3. Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản
với nông dân ở Việt Nam, luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Trúc (2013), Điều tra đánh giá thực trạng vùng nguyên liệu phục
vụ cho ngành công nghiệp chế biến cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, báo cáo đề
tài cấp Bộ - Trường Đại học Tây Nguyên, Đăk Lăk.
5. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2015), Nông nghiệp Việt Nam hướng tới phát
triển bền vững, Tạp chí Cộng sản, Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
6. An Minh (2012), Liên kết với nông dân tạo nguồn cà phê xuất khẩu.
7. Trần Văn Hiếu, trường Đại học Cần Thơ.
8. Nguyễn Bích Lâm(2007), Khái niệm sản xuất thống kê tài khoản quốc gia,
Viện Khoa học Thống kê, số 1, trang 9-14.
9. Thuận Nguyễn (2015), Liên kết trong sản xuất cà phê: “Cần vai trò của người
nhạc trưởng”.
10. Trần Minh Vĩnh, Phạm Vân Đình (2014), Một số giải pháp phát
triển hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp,dẫn
từ http://www.vnua.edu.vn:85/tc_khktnn/Upload%5C16102014-tc
%20so%206%205.pdf
11. Báo Nhân dân điện tử (2012), Liên kết trong sản xuất nông nghiệp, dẫn
từhttp://socongthuong.namdinh.gov.vn/Home/CNthuongmai/2012/138/Lie
n-ket-trong-san-xuat-nong-nghiep.aspx
12. Thủ tướng Chính phủ (1995), Nghị quyết số 01/CP về việc giao khốn đất sử
dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong
các doanh nghiệp Nhà nước.
13. Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về Một số chính
sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
14. Thủ tướng Chính phủ (2005), Nghị định số 135/2005/NĐ-CP về Giao khốn
đất nơng nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản trong các
nơng trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
15. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát
49
triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
16. Điểm thông tin khoa học công nghệ xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
50