Ba là, Căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh giá đất phù hợp. Đền bù cả những tổn hại hữu hình và vô hình một cách hợp lý cho người lao động khi họ bị thu hồi đất để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
Tải bản đầy đủ - 0trang
36
nghiệp, nông thôn sang CN và dịch vụ, đảm bảo đời sống cho người dân các
vùng này, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
1.2.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Cao Thị Thu Yến (2003) về tái định cư trong dự án
thủy điện Sơn La thì những hộ dân sau khi bị thu hồi đất và tái định cư thì thu
nhập của tất cả các hộ dân giảm sau tái định cư. Đồng thời người dân khơng có
điều kiện tiếp cận các trung tâm y tế, thiếu nguồn nước sạch có nguy cơ nhiễm
bệnh cao.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Phúc Thọ (2006) ở Quế Võ, Bắc Ninh, sau
tái định cư, các hộ dân bị di dời có nhiều thời gian rảnh hơn, hơn 50% quỹ thời
gian làm việc, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ (tuổi trung bình 26 tuổi)
Theo nghiên cứu của Phạm Quang Tín (2007) về thực trạng việc làm của
người lao động trong các hộ dân diện thu hồi đất tỉnh Quảng Nam thì chính sách
hỗ trợ đền bù đối với người bị thu hồi đất chưa thỏa đáng nên đời sống của các
hộ dân có rất nhiều thay đổi, nhiều hộ rơi vào tình trạng đời sống khó khăn
chiếm 56,82% trong tổng số hộ bị thu hồi đất sản xuất so với trước khi bị thu
hồi đất sản xuất. Ngoài ra số người lao động thất nghiệp sau thu hồi đất chiếm
tỷ lệ 12,6%-do đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Theo nghiên cứu của Lê Văn Thành và cộng sự (2008) về thực trạng đời
sống kinh tế xã hội các hộ gia đình sau tái định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh:
vấn đề và giải pháp thì đa số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập thấp hơn lúc
trước khi tái định cư. Sự giảm sút về thu nhập cho thấy những khó khăn mà
người dân phải chịu trong công ăn việc làm, chỉ có 12,7% người chuyển đổi
việc làm sau thu hồi đất. Tuy tỷ lệ người dân thay đổi việc làm ít nhưng thu
nhập của họ kiếm được từ công việc làm ăn đã bị giảm sút do những khó khăn
vì di chuyển chỗ ở, hoặc do những phí tổn phải đi làm xa. Những khó khăn
trong thu nhập của người dân nên được coi là một trong những chỉ báo về sự
37
không ổn định của đời sống người dân sau tái định cư để có những chính sách
hỗ trợ tích cực hơn đối với họ.
Theo nghiên cứu của Thái Thanh Phong (2009) thì tiền đền bù đất và đất
thổ cư tái định cư là tải sản quan trọng mà các hộ dân bị di dời đã sử dụng cho
đầu tư phục hồi sinh kế. số tài sản này ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức thu
nhập của hộ gia đình sau thu hồi đất. Hầu hết tiền đền bù của hộ chỉ đủ cho việc
xây nhà tái định cư, thậm chí một số hộ còn bị thâm hụt. Do đó, các hộ dân đã
phải bán bớt đất tái định cư để có thêm tiền bù vào việc xây dựng nhà mới và
đầu tư cho việc tạo dựng các sinh kế mới. Qua nghiên cứu, có một số yếu tố có
mối quan hệ đồng biến với thu nhập của hộ gia đình như: Trình độ học vấn của
chủ hộ; số lao động trong hộ. Các yếu tố có mối quan hệ nghịch biến với thu
nhập của hộ gia đình như: tỷ lệ số người phụ thuộc trong hộ gia đình; diện tích
đất bị thu hồi.
Qua kết quả của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy rằng người dân sau khi bị
thu hồi đất và được tái định cư đã bị mất đi nguồn thu nhập từ nông nghiệp, thu
nhập của họ bị suy giảm và khó có khả năng phục hồi. Đồng thời việc tiếp cận
nước sạch và các dịch vụ công như y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế. Do vậy,
nếu khơng có những biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ thì người dân có nguy cơ bị
khánh kiệt và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh các nghiên cứu đã được thực hiện, đề tài này nhằm giúp hiểu
thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình
nơng dân sau thu hồi đất, những thuận lợi và khó khăn mà các hộ dân này gặp
phải sau khi bị thu hồi đất
38
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình
2.1.1. Giới thiệu chung về Khu cơng nghiệp Lương Sơn
Khu công nghiệp Lương Sơn được thành lập theo quyết định số 78/QĐUBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình. Hạ tầng kỹ thuật đã được
đầu tư cơ bản đồng bộ, gồm: Hệ thống đường giao thông nội bộ đạt tiêu chuẩn
tải trọng H30, cùng hệ thống thoát nước mưa, nước thải đảm bảo chất lượng
tiêu chuẩn Việt Nam; Nước sạch được cung cấp từ nguồn nước mặt Sông Đà
và nguồn nước ngầm tại khu công nghiệp; Nhà máy xử lý nước thải tập trung
trong khu công nghiệp công suất 3.000m3/ngày đêm. Hạ tầng lưới điện
35/22Kv được kết nối với Trạm biến áp 110Kv nằm trong khu công nghiệp.
Đã quy hoạch dành quỹ đất cho xây dựng hạ xã hội, gồm Khu hành chính
dịch vụ, thiết chế văn hóa, nhà ở cho công nhân,…
* Thông tin chung:
- Website:
- Chủ đầu tư KCN:
- Lĩnh vực ưu tiên:
http://www.luongsonip.com
Công ty Cổ phần Bất động sản An Thịnh Hồ Bình
Các ngành sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường, sản
xuất chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, sản xuất
và lắp ráp cơ khí, điện tử, chế biến hàng tiêu dùng và
xuất khẩu,…
Công ty TNHH Minh Trung, Công ty TNHH Seyoung INC
- Doanh nghiệp tiêu (Hàn Quốc/Korea), Công ty TNHH Dongah ElecommViệt
Nam (Hàn Quốc/Korea), Công ty CP Composite, Công ty
biểu:
CP Techno, Cty TNHH Almine VN,..
* Vị trí:
- Mơ tả:
- Khoảng cách đến TP
Nằm dọc theo quốc lộ 6, cạnh địa phận Hà Nội,
cách trung tâm Hà Nội 36km, cách TP Hòa Bình
36km.
Cách Thành phố Hòa Bình 36km, cách trung tâm
39
lớn:
- Cảng biển gần nhất:
- Sân bay gần nhất:
- Ga đường sắt gần nhất:
* Cơ sở hạ tầng:
Hà Nội 40km
Cách Cảng Hải Phòng 120 km
Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 65 km
N/A
Hệ thống giao thơng nội bộ giai đoạn 1 tương đối
hồn thiện.
Trạm 110kV trong Khu công nghiệp, điện từ nhà
- Điện:
máy thủy điện Sông Đà qua trạm biến áp 110/220
(2x25) MVA được cấp tới chân hàng rào nhà máy.
Cấp nước sạch từ Nhà máy nước sông Đà và hệ
- Nước:
thống nước ngầm trong KCN với công suất 6.000
m3/ngày đêm
Mạng viễn thông 1000 số, Internet cung cấp bởi
- Thông tin liên lạc:
VNPT, EVN, Vietel
Rác thải được thu gom tập kết và vận chuyển đến
- Xử lý rác thải:
khu vực xử lý tập trung theo quy định
Khu xử lý nước thải tập trung với lưu lượng 3.000
- Xử lý nước thải:
m3/ngày đêm
Có 3 Ngân hàng cách KCN khoảng 3-5km: NH Đầu
- Tài chính:
tư & Phát triển Hòa Bình chi nhánh Lương Sơn; NH
cơng thương Láng Hòa Lạc; NH NN & PT Nơng thơn
- Trường đào tạo:
N/A
- Nhà ở cho người lao động: Đang lập dự án xây dựng nhà ở cho công nhân
KCN nằm cận vùng tam giác tăng trưởng kinh tế
- Tiện tích khác:
của đồng bằng Bắc Bộ, có nguồn nhân lực dồi dào
* Diện tích:
- Đường giao thơng:
- Diện tích quy hoạch chi tiết:
- Diện tích sẵn sàng cho thuê:
- Bản đồ quy hoạch:
* Chi phí:
- Giá th chưa có hạ tầng:
- Giá thuê đã có hạ tầng:
- Giá điện:
82,90 ha
20 ha
N/A
N/A USD/m2
80 USD/m2
Theo giá của EVN
40
- Giá nước:
- Giá nhân cơng:
- Phí xử lý chất thải rắn:
- Phí xử lý nước thải:
- Phí quản lý:
- Chi phí khác:
* Hiện trạng:
- Năm đi vào hoạt động:
- Tỷ lệ lấp đầy:
- Các ưu đãi về đầu tư:
* Thông tin khác:
- Điểm mạnh:
- Điểm yếu:
- Cơ hội:
- Thách thức:
Theo quy định hiện hành của UBND tỉnh
Giá tham khảo: 100 - 350USD/người/tháng
Theo quy định của UBND tỉnh và của Ban
quản lý KCN
0.28usd/m3
0.3usd/m2/năm
N/A
2007
N/A
Theo quy định của Chính phủ và địa phương
Nằm dọc theo QL 6 kết nối Hà Nội - Hòa Bình. Cơ sở hạ
tầng KCN được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại.Trình
độ quản lý cao, gần Hà Nội. Dịch vụ Hỗ trợ đầu tư tốt
Chi phí vận hành cao
Phù hợp với nhiều loại hình đầu tư.
Chính sách thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trình
độ cao.
2.1.2. Đặc điểm về tự nhiên
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Lương Sơn nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Hòa Bình, cửa ngõ phía
Tây Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai và Thạch Thất, phía Đơng giáp
huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ (Hà Nội), phía Nam giáp huyện Kim Bơi, phía
Tây giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình). Trung tâm huyện là thị trấn Lương
Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km.
Trên địa bàn Lương Sơn có đường Quốc lộ 6 (QL6) chạy qua theo
hướng Đông - Tây, cắt ngang qua huyện từ khu Năm Lu đến Dốc Kẽm, đi
qua thị trấn trung tâm huyện, nối Hà Nội với Thành phố Hồ Bình, đi lên các
41
tỉnh phía Tây bắc; Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua rìa
một số xã phía Đơng Nam huyện.
Xét về mặt vị trí, Lương Sơn được gọi là cửa ngõ phía Tây của Thủ đơ
Hà Nội, là điểm cầu nối, giao thoa giữa Hồ Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc
và Thành phố Hà Nội, lan toả ra toàn vùng Hà Nội rồi tới các tỉnh đồng bằng
sơng Hồng. Vị trí này tạo ra những lợi thế đặc biệt cho huyện trong phát triển
kinh tế, nhất là thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, hậu cần, khoa học
công nghệ, du lịch, giáo dục, giao lưu hàng hố đa dạng, phong phú.
2.1.2.2. Địa hình của huyện Lương Sơn
Về địa hình, Lương Sơn là huyện vùng thấp bán sơn địa, có địa hình
phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của tồn huyện so với
mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Sau khi sáp nhập 7 xã huyện Kim Bôi trong đó chủ yếu là vùng
đất tiếp xúc với đồng bằng, với những cánh đồng nhỏ bằng phẳng, diện tích
đất đồng bằng trên địa bàn huyện lên tới trên 45%. Như vậy, địa hình của
Lương Sơn có thể hệ thống thành những dạng: (1) vùng địa hình đồi núi: bao
gồm vùng núi cao xen kẽ đồi thấp thuộc dãy Trường Sơn, có độ dốc trung
bình 20-30%, trong đó có nhiều dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá
vôi với những hang động hoặc có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo
đan xen tạo nên cảnh sắc đẹp. (2) Vùng địa hình bằng phẳng, bao gồm chủ
yếu ở phía Bắc QL6, các xã phía Nam huyện, độ dốc khoảng 3-5%, cao độ
trung bình khoảng 15-30m. (3) Khu vực trũng thấp ven sơng Bùi, phía Nam
quốc lộ 6 có cao độ dao động từ 10-12m.
Dựa trên yếu tố địa hình kết hợp với vị trí địa lý, Lương Sơn có thể
chia thành 4 tiểu vùng:
(1) Tiểu vùng phía Bắc huyện bao gồm Thị trấn Lương Sơn và các xã:
Lâm Sơn, Hồ Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch: có địa hình cao nhất, gồm
42
những dãy núi cao xen kẽ đồi thấp hình bát úp, ở giữa là thung lũng rộng
bằng phẳng, có hệ thống sơng (sơng Bùi) và hồ, tạo nên cảnh quan thiên
nhiên đẹp, phong phú. Vùng này có vị trí địa lý thuận lợi, gần Hà Nội, có
đường quốc lộ 6 chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Hồ
Bình và vùng Tây Bắc với vùng Hà Nội.
(2) Tiểu vùng Đông Nam huyện, bao gồm các xã: Thành Lập, Trung Sơn,
Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng, Cao Dương, Thanh Lương : địa hình cao, có
nhiều núi đã vôi, núi đất, xen kẽ hang động nhũ đá; vị trí địa lý giáp Hà Nội, có
trục đường quốc lộ 21 (nay là đường Hồ Chí Minh chạy dài men theo các xã.
(3) Vùng Tây Nam huyện bao gồm 4 xã: Trường Sơn, Cao Răm, Cư Yên,
Hợp Hoà: địa hình cao, nhiều đồi núi thấp; đây thuộc vùng sâu, xa của huyện, hệ
thống giao thông không thuận lợi. Khơng những thế, phía cuối vùng (cao Răm,
Trường Sơn) gần như bị “chặn” do bị che chắn bởi hệ thống núi đất.
(4) Vùng phía Nam huyện bao gồm các xã: Tân Thanh, Hợp Châu,
Long Sơn, và Hợp Thanh: vùng đất thấp, đồng bằng; đây là vùng có vị trí địa
lý quan trọng về an ninh quốc phòng.
Yếu tố địa hình nói trên đã tạo cho Lương Sơn khả năng phát triển một
nền kinh tế tổng hợp cả nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, kinh
tế vườn đồi, công nghiệp vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ, dụ lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng.
2.1.2.3. Khí hậu thủy văn
Lương Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình là 23°c. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.769,50 mm nhưng phân
bổ không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7,
8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường khơng đáng kế. Độ
ẩm trung bình năm là 84,5%, và sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng
cao nhất (tháng 3) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 30%.
43
Chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện được chi phối bởi hệ thống sông,
suối và hồ đập. Sông Bùi là con sơng nhỏ, ngắn, lại dốc, có chiều dài 12km,
bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua xã Cao Răm, Tân Vinh, và Thị
trấn, sau đó chảy vào sông Đáy tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Sông Bùi
ảnh hưởng quan trọng đối với hiện tượng thuỷ văn của các xã phía Bắc
huyện. Phía Nam huyện có sơng Song Huỳnh chảy qua địa phận hai xã Cao
Thắng, Cao Dương, có độ dài khoảng 6 km, góp phần cung cấp nguồn nước
mặt cho các xã khu vực này. Trên địa bàn huyện có 6 hồ và khoảng 15 con
suối, đây là nguồn thuỷ văn quan trọng cung cấp cho sản xuất và đời sống
sinh hoạt của dân cư.
Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, sơng ngòi đã tạo cho Lương Sơn những
thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hố các loại vật ni, cây
trồng, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ
đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sản xuất và đời
sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hồ khí hậu, cải thiện mơi trường sinh
thái và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2.1.2.4. Đất đai, tài ngun
Tình hình đất đai của huyện Lương Sơn:
Xét về tính chất đất: đất đai của huyện Lương Sơn được chia làm
nhiều loại có nguồn gốc phát sinh khác nhau, trong đó, các loại chính là :
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng biến đổi
do trồng lúa. Loại đất này chiếm tỷ trọng cao nhất và phân bố ở khắp các xã
trong huyện, trừ 5 xã vùng phía Nam huyện, nhiều nhất là ở các xã vùng Tây
Nam. Loại đất này phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng.
- Đất đồng bằng, đất phù sa sông Bùi, sông Song Huỳnh và các con
suối nhỏ; đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Loại đất này chủ yếu tập trung ở
vùng thấp phía Bắc, Nam. Loại đất này thích hợp trồng lúa, rau và hoa mầu.
44
- Đất xói mòn trơ sỏi đá do hậu quả của chặt phá rừng trước đây, chủ
yếu tập trung các xã vùng Tây Nam, Đông Nam. Loại đất này tầng canh tác
mỏng, khó khai thác để sản xuất nơng nghiệp. Tuy khơng có khả năng khai
thác để phát triển sản xuất nơng nghiệp nhưng có thể sử dụng cải tạo để trồng
cỏ, phục vụ cho phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Đất đai ở Lương Sơn có độ mùn khá, độ PH phổ biến ở mức 4,5-5,5,
phù hợp với nhiều loại cây trồng.
Tính chất đất đai khác nhau được phân bố trên các vùng khác nhau sẽ
tạo điều kiện để Lương Sơn có thể phát triển nơng nghiệp theo hướng chun
mơn hố quy mơ lớn theo vùng để có một nền nơng nghiệp đa dạng hố trên
tồn huyện.
Xét về quỹ đất: Tổng diện tích đất tự nhiên (tính đến 2016) là 37.707,79
ha. Cụ thể, tỷ trọng các loại đất của huyện Lương Sơn: Đất lâm - nông nghiệp
chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện khả năng về phát triển lâm nghiệp và nông
nghiệp ở huyện. Đất nơng nghiệp tập trung nhiều ở vùng Bắc và phía Nam, còn
đất lâm nghiệp tập trung nhiều ở vùng Tây Bắc. Đây là điều kiện tốt để hình
thành đặc trưng nơng nghiệp của mồi vùng trong huyện. Diện tích đất chuyên
dùng và đất ở chiếm tỷ trọng thấp, thể hiện sự phát triển chưa mạnh của các
ngành công nghiệp, dịch vụ cũng như q trình đơ thị hố còn chậm.
Tình hình tài ngun: Trên địa bàn huyện Lương Sơn có các loại
khống sản trữ lượng lớn đó là: đá vơi, đá xây dựng, đất sét, đá Bazan, quặng
đa kim. Lương Sơn được cung cấp chủ yếu bằng 3 nguồn chính: nước ngầm,
nước mặt, và nước mưa tự nhiên. Bên cạnh đó huyện cũng là nơi có tiềm
năng phát triển du lịch danh lam thắng cảnh, tiềm năng du lịch văn hố, lịch
sử. huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang
động, núi đá tự nhiên, đa dạng như: hang Trầm, hang Rồng, mái đá Diềm, núi
Vua Bà, động Đá Bạc, Động Long Tiên, động Mầu... Lương Sơn cũng là một
huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vật thế và phi vật thế lớn.
45
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân số, lao động
Dân số toàn huyện (năm 2016) là 99.658 người, tổng số hộ là 22.551
hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 46.768 người, trong đó lao động trong
độ tuổi trong lĩnh vực nông nghiệp là 43.118 người. Dân tộc sinh sống chủ
yếu là dân tộc Mường, Kinh, Dao. Bình qn mỗi hộ có từ 4 -5 người, tuy
nhiên số lao động bình qn trong mỗi hộ tồn xã chỉ là 2 lao động/hộ.
Chi tiết của từng xã được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động huyện Lƣơng Sơn năm 2016
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Xã, Thị trấn
Hòa Sơn
Nhuận Trạch
Cư Yên
Họp Hòa
Cao Răm
Tân Vinh
Trường Sơn
Lâm Sơn
TT Lương Sơn
Liên Sơn
Thành Lập
Trung Sơn
Tiên Sơn
Tân Thành
Họp Châu
Long Sơn
Họp Thanh
Thanh Lương
Cao Thăng
Cao Dương
Toàn huyện
Dân số (ngƣời)
7032
5014
3972
2599
4567
4366
2352
4292
16367
4236
3456
4378
3686
5931
4148
4300
4500
3830
5782
4850
99658
Lao động
(ngƣời)
3201
2761
2701
1700
2201
2749
1600
1600
4048
2467
1897
1200
2260
3200
2350
1975
2410
2030
2200
2218
46768
Số HGĐ
(hộ)
1531
1176
875
573
1032
1122
524
953
3500
1072
842
998
787
1500
918
940
945
868
1370
1025
22551
(Nguôn:Chi cục thông kê huyện)
Lương Sơn là huyện đông dân, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn
mức chung của tỉnh. Đây là một thuận lợi về khả năng cung cấp lực lượng lao
động cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, cũng như tạo ra một thị trường
tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng rộng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh.
Tuy vậy, nó cũng là một thách thức lớn cho huyện trong việc phát triển khu
dân cư, nhà ở, khu đô thị, cũng như vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội.
46
Trình độ dân trí và tay nghề của người lao động hiện tại chưa cao, tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt thấp, chưa bảo đảm nhu cầu cho một huyện thuộc
vùng động lực tăng trưởng của tỉnh Hoà Bình và đang có xu hướng chuyến
dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
2.1.3.2. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính
viễn thơng (kinh tế - kỹ thuật); trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá,
trung tâm học tập cộng đồng (xã hội), … đã được trang bị mạng lưới khá rộng
khắp và phủ kín trên tồn địa bàn huyện. Một số nét phản ánh đặc điểm rõ nét
nhất của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện thể hiện như sau:
- Hệ thống giao thông: Trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một loại
hình giao thông đường bộ; hệ thống sông suối trên địa bàn huyện có độ dốc
lớn, lòng hẹp và ngắn nên không thể sử dụng được cho giao thông thuỷ. Hệ
thống đường bộ giữ vai trò chủ đạo trong vận chuyển hàng hoá và hành
khách, hai tuyến đường quốc lộ chạy qua huyện có chất lượng tốt. Hệ thống
đường tỉnh lộ và giao thông nông thôn vừa thiếu, bị chia cắt và vừa kém chất
lượng: ngắn, hẹp, đường cấp phối là chủ yếu (khoảng 70% tổng số độ dài của
các tuyến đường)
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cấp thoát nước hiện nay nhìn chung chưa phù
hợp và khơng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện hiện
tại và trong tương lai: hệ thống cấp nước chủ yếu theo phương thức tự chảy,
chỉ có khoảng 60% dân số huyện được hưởng lợi từ hệ thống cấp nước huyện,
nhiều xã, nhất là vùng Tây Nam huyện rất khó khăn về nguồn nước kể cả cho
đời sống và cho sản xuất. Hệ thống thoát nước chủ yếu vẫn là tự chảy, tự thấm
và thốt theo địa hình tự nhiên ra các khu vực trũng (trừ khu vực thị trấn).
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như điện, bưu chính viễn thơng,
hệ thống xử lý rác thải và vệ sinh mơi trường nhìn chung đã được trang bị