Tích cực nghiên cứu thị trường các nước thành viên TPP.
Tải bản đầy đủ - 0trang
Internet. Để có thể hoạt động tốt trong thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần xác
định bước đi thích hợp trong sử dụng Intenet, cụ thể là: Chuẩn bị làm việc trong môi
trường tiếng Anh là chủ yếu, nhanh chóng làm quen và sử dụng các dịch vụ Internet như
thư điện tử ( E-mail). Thông qua E -mail doanh nghiệp có thể truyền tải văn bản, hình
ảnh, tương lai có cả vidio và âm thanh. Tham gia trao đổi tin tức trên mạng Internet.
Doanh nghiệp có thể tham gia trao đổi theo một nhóm chuyên ngành hẹp theo chủ đề
doanh nghiệp quan tâm. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu sản phẩm, tiếp xúc với khách hàng.
Tiến hành mua bảo hành cho sản phẩm. Đây là một giải pháp rất tốt đối với việc xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngồi và các nước thành viên TPP nhất là xuất khẩu sang Mỹ.
Theo luật trách nhiệm sản phẩm của Mỹ, nếu người sản xuất thua kiện liên quan đến chất
lượng sản phẩm sẽ bị tịch biên tất cả tài sản ở thị trường Mỹ, và khơng bao giờ có thể
quay lại kinh doanh tại thị trường này. Vì vây, các nhà sản xuất Việt Nam nên mua bảo
hành cho các thiệt hại về trách nhiệm sản phẩm. Loại bảo hành này không những bảo
hành các rủi ro về trách nhiệm sản phẩm mà còn bảo hành các rủi ro khi quá cảnh qua
biển và các loại rủi ro khác có liên quan.
Nghiên cứu kỹ các đặc diểm, yêu cầu của thị trường các nước thành viên TPP và đề
ra các chiến lược phù hợp. Điển hình trong các nước thành viên TPP thì Mỹ là nước có
hệ thống pháp luật phức tạp nhưng chặt chẽ và khắt khe thuộc loại hàng đầu thế giới. Do
tính chất nghiêm ngặt của luật pháp Mỹ nên các doanh nghiệp Việt Nam quen kiểu làm
ăn có tính chất chụp giật, luồn lách sẽ dễ mắc sai lầm và phải trả giá đắt khi kinh doanh
với Mỹ. Để kinh doanh thành công trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần
tìm hiểu các cơng cụ cơ sở thương mại của Mỹ, nắm vững các đạo luật về bảo vệ môi
trường, luật chống độc quyền, luật về trách nhiệm sản phẩm... Tích cực tìm hiểu về thị
trường Mỹ, thu nhập và sử lý tốt các thông tin để có các quyết định đúng khi thâm nhập
vào thị trường Mỹ.
3.3.
Một số kiến nghị đối với các Bộ, Ngành liên quan.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thường xuyên cung cấp các thông tin
cập nhật về thị trường các nước thành viên TPP cho các doanh nghiệp.
54
Các thông tin về hệ thống luật pháp, về thị trường cho các doanh nghiệp lần đầu
tiên kinh doanh ở thị trường các nước thành viên TPP, về giá cả, cạnh tranh, biến đổi
trong nhu cầu tiêu dùng. Để làm tốt điều này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các cơ quan
tham tán thương mại. Nhà nước có thể thành lập các văn phòng đại diện theo từng khu
vực địa lý lớn ở các nước thành viên TPP hoặc các hiệp hội của mỗi ngành phải hỗ trợ
các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thơng tin mới. Ngồi ra cần có sự phối hợp các
doanh nghiệp trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, có thể tổ chức các lớp học định kỳ
hoặc thường xuyên nhằm bồi dưỡng kiến thức cho các doanh nghiệp.
Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu. Đổi mới hoạt
động của các bộ phận thương vụ, đại diện thương mại Việt Nam ở các nước thành viên
TPP nhằm xúc tiến được các cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, gắn với nhu
cầu tiếp thị và hiệu quả của các doanh nghiệp. Các thông tin này cần chú trọng tìm hiểu
thị trường và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo tính nhanh
nhạy và giúp cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi của thị trường
và nắm bắt được những nhu cầu mới phát sinh. Đồng thời cũng cần xem xét và thoả
thuận cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được mở văn phòng đại diện ở các nước
thành viên TPP để củng cố và phát triển kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động
của các bộ ngành liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu qủan lý nhà nước về xuất khẩu, có quy
chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, điều hành họat động xuất nhập khẩu
nhằm thực hiện tốt luật thương mại.
Nhà nước đầu tư thành lập ngân hàng dữ liệu công nghệ và áp dụng chế độ đăng
ký, kiểm nghiệm chất lượng đối với hành xuất khẩu. Để giải quyết các khó khăn về chất
lượng của hàng hoá Việt Nam tại các nước thành viên TPP, nhà nước cần phải hỗ trợ các
doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua cung cấp các thông tin về công nghệ và áp
dụng chế độ đăng ký, kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu. Việc áp dụng
chế độ đăng ký và kiêm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu sẽ vừa thúc đẩy
các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề cơng nghệ, vừa nâng cao uy tín cho hàng
hố Việt Nam trên thị trường các nước thành viên TPP nói riêng và thị trường thế giới nói
chung. Chất lượng hàng hố xuất khẩu có thể được nâng cao, từ đó tạo ra sức cạnh tranh
55
cho hàng hoá Việt Nam bằng cách áp dụng chế độ kiểm tra chất lượng bát buộc đối với
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may.
Ngành hải quan và ngành thuế tiếp tục cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục
đóng và hoàn thuế... để giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian giao nhận hàng và thanh lý.
Cho phép doanh nghiệp được tính dung sai trong kiểm tra vật tư nhập khẩu. Cho phép
doanh nghiệp miễn thanh lý vật tư nhập khẩu nếu giá trị còn lại ở mức hợp lý. Linh hoạt
trong việc kiểm tra nhãn xuất xứ hàng sản xuất tại Việt Nam. Khơng bắt buộc doanh
nghiệp phải đóng VAT vật tư nhập khẩu để sản xuất ngay khi nhận hàng.
KẾT LUẬN
Hiện nay, ngành may mặc Việt Nam vẫn luôn được coi là một trong những ngành
công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam được Đảng và nhà nước quan tâm, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để pháp triển. Trong thời gian qua, ngành đã có những bước phát triển khá ấn
tượng với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, kim ngạch xuất
khẩu lớn… cùng với dệt may, may mặc còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho
một số lượng lớn lao động. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng ngành may
mặc Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công thuần tuý,
56
nên trên thị trường xuất khẩu thế giới ngành may mặc Việt Nam vẫn còn yếu. Tuy kim
ngạch xuất khẩu hằng năm ngành may mặc Việt Nam là rất lớn đứng thứ sau ngành dầu
thô, và đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu may mặc nhưng giá trị gia tăng ngành mang
lại không cao; đồng thời, vấn đề nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ của ngành là một
trong những vấn đề nan giải cần phải khắc phục, đòi hỏi sự cố gắng từ cả nhà nước và các
doanh nghiệp ngành may mặc. Đặc biệt hơn là chúng ta đã ký kết thành công Hiệp định
quốc gia xuyên Thái Bình Dương – TPP trở thành 1 trong 12 nước thành viên, lúc này
những vấn đề liên quan tới may mặc về nguyên vật liệu đầu vào và thị trường may mặc
càng cần phải được quan tâm chú trọng hơn nhiều. Để làm được điều đó nhà nước, doanh
nghiệp may mặc Việt Nam phải liên kết chặt chẽ với nhau, thực hiện các giải pháp một
cách đồng bộ để đưa ngành may mặc Việt Nam thoát ra khỏi vị thế gia cơng. Việt Nam
hồn tồn có đủ điều kiện để thể trở thành một trung tâm sản xuất giày dép chất lượng của
khu vực và thế giới và ngành may mặc có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc
gia theo đúng nghĩa là một ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao chứ không phải chỉ là gia
công.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Cơng Thương Việt Nam: http://www.moit.gov.vn/
2. Giáo trình Kinh tế thương mại – GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hoàng Đức
Thân chủ biên
3. Hiệp hội dệt may Việt Nam: http://www.vietnamtextile.org.vn/
4. Phòng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam: http://www.vcci.com.vn
5. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn
6.
Tổng cục Hải Quan: http://www.customs.gov.vn
57
7. http://www.trungtamwto.vn/tpp/toan-van-hiep-dinh-tpp
8. http://tpp.moit.gov.vn/default.aspx?page=home
9. https://www.vietinbanksc.com.vn/Handlers/DownloadAttachedFile.ashx?
NewsID=306468
10. https://files1.smallpdf.com/files/daeb8e6deec8895060918609a0026559.pdf.doc
58