Tải bản đầy đủ - 0trang
IV. Bước 4: Họp thơn thơng qua bản
kế hoạch
• Mục đích: Người dân trong thơn nắm được các
hoạt động sẽ được thực hiện trong kế hoạch 5
năm và hàng năm và cùng bàn bạc để thống nhất
thông qua bản kế hoạch trình lên UBND xã xem
xét và phê duyệt.
• Thành phần:
– Ban quản lý rừng cộng đồng thơn chủ trì tổ chức với
sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn….
– Già làng, đại diện các đoàn thể và các hộ gia đình
trong thơn (tối thiểu phải có 50% đại diện các hộ gia
đình tham gia, trong đó tỷ lệ nữ từ 30% trở lên).
IV. Bước 4: Họp thơn thơng qua bản
kế hoạch
• Nội dung:
– Trình bày lại toàn bộ kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng;
– Thảo luận, góp ý vào những hoạt động còn nhiều ý kiến
khác nhau để đi đến thống nhất.
• Thời lượng và địa điểm:
– Thời lượng: từ nửa buổi tới một buổi
– Địa điểm: Nhà văn hóa thơn hoặc nhà trưởng thơn….
• Kết quả:
- Biên bản họp thơn và các biểu kế hoạch được chỉnh
sửa bổ sung theo các ý kiến thống nhất của cuộc họp.
V. Bước 5: Trình và ra quyết định phê
duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
• Kết quả cần đạt được
- Quyết định của UBND xã phê duyệt kế hoạch quản lý
rừng cộng đồng thôn 5 năm và hàng năm
- Tờ trình của UBND xã trình UBND huyện phê duyệt
kế hoạch khai thác gỗ 5 năm của các cộng đồng trong
xã
- Quyết định phê duyệt Kế hoạch quản lý rừng cộng
đồng của UBND xã
• Chuẩn bị
- Ban quản lý rừng cộng đồng chuẩn bị hồ sơ Kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng;
- UBND xã tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản của
các cộng đồng trong xã và tờ trình UNBD huyện.
•
Cách tiến hành
- Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
- Ban quản lý rừng cộng đồng thôn với sự hỗ trợ của cán bộ kiểm lâm địa
bàn, cán bộ lâm nghiệp xã hoàn chỉnh Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và
biên bản họp thơn trình UBND xã;
- UBND xã tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định phê duyệt kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng.
- Phê duyệt kế hoạch khai thác lâm sản
- UBND xã với sự hỗ trợ của các bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ hỗ trợ tổng
hợp kế hoạch khai thác lâm sản của từng cộng đồng và lập tờ trình trình
UBND huyện.
- UBND huyện giao Hạt kiểm lâm thẩm định hồ sơ và hiện trường (nếu cần
thiết).
- Hạt kiểm lâm viết báo cáo thẩm tra Kế hoạch khai thác lâm sản và dự
thảo Quyết định của UBND huyện phê duyệt kế hoạch khai thác lâm sản.
- UBND huyện trên cơ sở kết quả thẩm tra ra quyết định phê duyệt kế
hoạch khai thác gỗ của các cộng đồng trong xã.
VI. Bước 6. Tổ chức thực hiện kế
hoạch quản lý rừng
1. Phân cơng nhiệm vụ:
• Mục đích và kết quả mong đợi
• Các bên liên quan (người dân và bản quản lý rừng, các tổ
chuyên trách) hiểu và thấy được trách nhiệm cũng như quyền
lợi của họ đối với từng hoạt động quản lý rừng cộng đồng;
• Thống nhất về quyền lợi, trách nhiệm của các thành phần
liên quan tới quản lý rừng cộng đồng;
• Kết quả:
+ Biểu mô tả chi tiết quyền hạn, trách nhiệm các thành phần
liên quan tới quản lý rừng cộng đồng;
+ Người dân nắm được quyền lợi, trách nhiệm của mình đối
với từng hoạt động lâm nghiệp.
• Phương pháp, thời lượng, tài liệu và dụng cụ:
• Phương pháp: Họp thơn dưới sự hỗ trợ của cán bộ dự án,
cán bộ kiểm lâm địa bàn để người dân cùng thảo luận, xây
dựng và xác định quyền lợi và trách nhiệm của từng bên liên
quan trong quản lý rừng cộng đồng.
• Thời lượng: 1 buổi
• Dụng cụ tài liệu: Giấy A0, bút viết bảng, giấy mầu, quy ước
bảo vệ và phát triển rừng….
• Các bước tiến hành
• Liệt kê các hoạt động liên quan tới quản lý rừng cộng đồng
của thôn. Phân công nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của
kế hoạch quản lý rừng;
• Xác định thành phần liên quan tới quan lý rừng cộng đồng
(người dân trong cộng đồng, bản quản lý rừng cộng đồng);
• Lần lượt thảo luận vệ quyền lợi và trách nhiệm của các bên
cho từng hoạt động quản lý rừng cộng đồng;
2. Thành lập các tổ chun trách hoặc các
nhóm sở thích về bảo vệ rừng, trồng rừng,
khai thác lâm sản…
• Kết quả:
- Thành lập và quy định quyền hạn và trách nhiệm của
các tổ chuyên trách
• Nội dung và cách tiến hành:
• Ban quản lý rừng thơn, cán bộ hỗ trợ giải thích rõ các
lợi ích từ hoạt động quản lý rừng cộng đồng mang lại;
• Với các hoạt động được nêu trong kế hoạch quản lý
rừng cộng đồng, các thành viên họp thảo luận xem có
cần thiết thành lập các tổ chuyên trách (trồng rừng, bảo
vệ rừng, khai thác lâm sản….)
• Nếu thống nhất cần phải thành lập các tổ chuyên trách,
thì cần thành lập những tổ chuyên trách nào?
• Khi đã thống nhất được các tổ chuyên trách cần phải thành
lập, chia nhóm nhỏ để thảo luận thành lập từng tổ chuyên
trách theo các nội dung sau:
+ Cần bao nhiêu tổ chuyên trách trong thôn? Ai tham gia tổ
chuyên trách?
+ Ai làm tổ trưởng, tổ phó, các thành viên?
+ Trách nhiệm và quyền hạn của tổ và các thành viên trong
tổ?
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
• Các thành viên tham gia họp đặt câu hỏi và cùng thảo luận
để đi đến thống nhất, kết quả được ghi trên giấy A0.
• Trưởng thơn, ban quản lý rừng cộng đồng, cán bộ hỗ trợ
tóm tắt ý kiến đã thống nhất về từng tổ chuyên trách ghi trên
giấy A0 và đưa vào biên bản họp về các nội dung: Tên tổ
chuyên trách (tổ bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác lâm
sản….), số lượng từng tổ chuyên trách trong thôn, trách
nhiệm, quyền hạn của tổ và các thành viên trong tổ….
3. Thành lập Tổ Thanh tra lâm
nghiệp thơn
• Kết quả:
Thành lập và quy định quyền hạn và trách nhiệm của tổ thanh tra.
• Nội dung và các bước tiến hành:
- Trưởng thơn, ban quản lý rừng cộng đông, cán bộ hỗ trợ giải thích
cho người dân thấy cần thiết phải thành lập tổ Thanh tra lâm nghiệp
thơn, vai trò nhiệm vụ của tổ thanh tra lâm nghiệp thôn.
- Khi người dân đã thống nhất về vài trò và nhiệm vụ của tổ Thanh
tra, tiến hành thảo luận:
+ Cần bao nhiêu người trong tổ thanh tra, cơ cấu tổ chức của tổ;
+ Việc lựa chọn các thành viên trong tổ như thế nao, bầu chọn hay
được lựa chọn từ các tổ chức đoàn thể trong thôn;
+ Quy chế hoạt động của tổ thanh tra
+ Quyền lợi của tổ, tổ trưởng, tổ phó và các thành viên trong tổ.
3. Thành lập Tổ Thanh tra lâm
nghiệp thơn
• Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
• Các thành viên tham gia họp đặt câu hỏi và cùng
thảo luận để đi đến thống nhất, kết quả được ghi
trên giấy A0.
• Trưởng thơn, ban quản lý rừng cộng đồng, cán bộ
hỗ trợ tóm tắt ý kiến đã thống nhất về tổ Thanh tra
ghi trên giấy A0 và đưa vào biên bản họp về các
nội dung: Số lượng thành viên trong tổ, các chức
danh, quyền hạn và trách nhiệm của các thành
viên trong tổ, quy chế hoạt động….
Tài liệu tham khảo
• Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư
thôn (Ban hành kèm theo Quyết định số
106/2006/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm
2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn)
• Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng
đồng dân cư thôn (Kèm theo Công văn 1326
/CV - LNCĐ, ngày 7 tháng 9 năm 2007 của
Cục Lâm nghiệp)