Tải bản đầy đủ - 0trang
nàn, thì người cho vay chỉ có thể phân biệt đối tượng vay theo những điều kiện
rất chung và khả năng xảy ra các rủi ro là hồn tồn có thể.
Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề trong hệ thống tài chính ở hai
mặt: trước khi cuộc giao dịch diễn ra và sau khi cuộc giao dịch diễn ra.
1.1 . Lựa chọn đối nghịch
Rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch
được gọi là vấn đề chọn lựa đối nghịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị
trường tài chính khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục
không mong muốn (đối nghịch) - tức là rủi ro không trả được nợ - là những
người tích cực tìm vay nhất và do vậy có nhiều khả năng được lựa chọn nhất.
Việc các nhà đầu tư đã chọn sai đối tượng cho vay của mình vì khơng nắm
được đầy đủ thơng tin về đối tượng khiến dễ có thể là các món cho vay được
thực hiện cho nhưng trường hợp rủi ro không trả được nợ, những người cho vay
có thể quyết định khơng cho vay mặc dù có những trường hợp có thể trả được
nợ.
Nếu người cho vay biết rõ về những người đi vay, tức là thông tin không
phải là không cân xứng thì người cho vay sẽ khơng khó khăn gì trong việc cho
người này hay người kia vay. Do sự lựa chọn đối nghịch, người cho vay có thể
rút lại quyết định cho vay tuy rằng đó có thể là một khoản đầu tư có giá trị. Hoặc
để bù đắp rủi ro, người cho vay có thể tăng lãi suất vay. Nhưng việc này phần
nào tự gây tác hại vì nhiều người đi vay đáng tin cậy có thể quyết định khơng
vay nữa và chỉ còn lại những người kém tin cậy hơn.
1.2. Rủi ro đạo đức
Khi người đi vay phải vay với lãi suất cao, để bù đắp chi phí, khách hàng
sẽ chấp nhận những dự án rủi ro hơn. Đây là vấn đề rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc
giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi người
cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động
4
khơng tốt (hành vi thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của người cho vay, bởi vì
những hoạt động này khiến ít có khả năng món vay này sẽ được hồn trả.
Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn nên người cho vay
có thể quyết định thơi không cho vay. Những hành vi thiếu đạo đức này có thể là
người đi vay tạo ra những chứng cứ giả để có thể vay đưóc tiền từ người cho
vay. Những người đi vay tự tạo ra các công ty “ma” thực hiện các cuộc giao dịch
để thanh tiêu các khoản vay. Đây là hành vi cố ý lừa đảo. Hoặc người đi vay cố
tình chiếm đoạt một khoản vốn của người cho vay. Khi người đi vay có thể hoạt
động kinh doanh có lợi nhuận song khơng muốn trả lại tiền cho các nhà đầu tư
hay ngân hàng... Có khi người đi vay có thể sử dụng vốn vay vào các mục đích
sai mục đích khi vay vốn. Trường hợp này xảy ra khi chủ đầu tư khơng có sự
giám sát chặt chẽ đối với hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2. Thông tin không cân xứng ảnh hưởng đến các thị trường
Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm thông tin không cân xứng, lựa chọn
đối nghịch và rủi ro đạo đức, chúng ta có thể đi vào một thị trường đặc trưng.
Mô tả đặc điểm riêng của vấn đề lựa chọn đối nghịch và việc lựa chọn đối
nghịch gây trở ngại như thế nào cho sự hoạt động hữu hiệu của một thị trường,
hãy xem xét thị trường xe máy cũ. Giả sử một người muốn mua một xe máy đã
qua sử dụng thì khơng thể tự đánh giá chất lượng của cái xe này. Do đó cái giá
mà người mua phải trả phản ánh chất lượng trung bình của những chiếc xe trong
thị trường đó. Người sở hữu xe là người biết rõ nhất về chất lượng chiếc xe này.
Nếu chiếc xe này quá tồi thì người chủ sẽ vơ cùng sung sướng bán với giá mà
người mua định trả. Tuy nhiên, nếu đó là một cái xe đang tốt, người chủ của nó
biết chắc chiếc xe của ông ta bị đánh giá thấp, nên ơng ta khơng muốn bán nó.
Hậu quả của việc lựa chọn đối nghịch này là có rất ít xe đã qua sử dụng nhưng
chất lượng còn tốt xuất hiện ở thị trường này. Thị trường xe máy cũ do đó sẽ
hoạt động và trên thực tế là khơng hoạt động.
Như vậy hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở
hai bên cùng có lợi. Trở lại với thị trường tài chính, mà cụ thể là hoạt động tín
5
dụng của ngân hàng, các ngân hàng ln là người có ít thơng tin hơn về dự án,
về mục đích sử dụng về khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Điều này dẫn đến
trường hợp ngân hàng cho các doanh nghiệp sắp phá sản vay và phải đối mặt với
những khoản nợ khó đòi.
Vấn đề rủi ro đạo đức nảy sinh khi có sự tách biệt giữa người sở hữu vốn
và người sử dụng vốn, mà trong trường hợp này, các ngân hàng thương mại
đóng vai trò là người sở hữu vốn còn các doanh nghiệp là người sử dụng vốn.
Do hợp đồng nợ chỉ đòi hỏi người vay phải trả một số tiền nhất định và cho phép
họ hưởng bất cứ lợi nhuận nào còn lại, những người vay này có ý muốn nhận
những dự án đầu tư có nhiều rủi ro hơn so với những người cho vay muốn, và ở
đây, những ngân hàng thương mại sẽ là người phải chịu những rủi ro đạo đức
này.
6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
1. Thị trường tài chính quốc tế và vấn đề thơng tin khơng cân xứng
trong hoạt động tín dụng
Sau nhiều cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế nổ ra trên thế giới mà gần
đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008, người ta mới thực sự đánh giá
được những hậu quả nghiêm trọng do vấn đề thông tin không cân xứng gây ra.
Với sự ra đời của các doanh nghiệp có sự tham gia vốn của cơng chúng và
tính hữu hạn về trách nhiệm, việc chuẩn hóa thơng tin đã trở nên tối quan trọng
– vấn đề này được mọi người nhận thức trong suốt những năm 1930 khi những
nhà đầu tư nhỏ bị mất những khoản tiết kiệm của mình do đã quá tin tưởng vào
những báo cáo tài chính khơng chính xác. Đây chỉ là một trong vơ số những hậu
quả do vấn đề thông tin không cân xứng gây ra.
Cuộc khủng hoảng gần đây nhất là cuộc khủng hoảng 2008, mở đầu bằng
việc các ngân hàng lớn ở Mỹ bị phá sản. Rất nhiều nguyên nhân và đánh giá
được đưa ra dựa trên những bài học từ cuộc đại khủng hoảng 1930 nhưng
nguyên nhân sâu xa chính là sự bất cân xứng trong thông tin. Do những nghĩa vụ
về tài chính khơng được đảm bảo một cách đầy đủ, việc giám sát và thông tin là
những yếu tố tối quan trọng. Đây là thời điểm mà nhiều ngân hàng đang lên
tiếng đấu tranh cho sự cấp thiết phải có những thơng tin tổng qt về tổ chức của
chính họ. Vấn đề thông tin không cân xứng vẫn đang cần những giải pháp thiết
thực khác.
2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Việt Nam và vấn đề thơng tin
bất cân xứng
2.1. Đặc điểm thị trường tài chính Việt Nam
Hoạt động tín dụng là một loại hoạt động kinh tế gắn liền với sự thăng
trầm của nền kinh tế. Vì vậy khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp rủi
7
ro tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro đối với các tổ chức tín dụng cấp vốn cho các doanh
nghiệp.
Đối với một thị trường tài chính còn khá non nớt và chưa hình thành đầy
đủ, Việt Nam một mặt cho phép phát triển một thị trường tự do, một mặt vấn cần
sự định hướng, hỗ trợ từ nhà nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang cố
gắng hoàn thiện thị trường tài chính bằng việc tăng cường phát triển thị trường
nợ và thị trường vốn cổ phần. Bên cạnh đó, chúng ta còn đang hồn thiện và
tăng cường phát triển thị trường chứng khoán.
Đến nay một trong các hoạt động chủ yếu trong thị trường tài chính vẫn là
lĩnh vực cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp.
2.2. Vấn đề thơng tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt
Nam
Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng làm ăn có lãi hay nói
cách khác là doanh nghiệp gặp rủi ro và điều này dẫn đến rủi ro tín dụng. Thông
tin bất cân xứng xảy ra tức là khi các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
khơng nắm được tình hình phát triển và làm ăn của doanh nghiệp và đó là một
trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong thị trường tài chính.
Có thể nói, việc thu nhận các thông tin về khách hàng hiện nay ở các ngân
hàng, tổ chức tín dụng còn rất ít được quan tâm, nhất là thông tin của khách
hàng sau khi đã được vay vốn. Đây chính là một trong những rủi ro đạo đức
trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam. Vì thế cho đến khi ngân hàng phát hiện
ra tình trạng tài chính của khách hàng có vấn đề thì tình huống trở nên rất khó
khăn. Sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách hàng và ngân hàng không được coi là
yếu tố đảm bảo cho việc vay an toàn đang phổ biến hiện nay.
Vấn đề thứ hai là các ngân hàng, tổ chức tín dụng ít am hiểu các thị
trường sản phẩm, dịch vụ khi cho vay để sản xuất hoặc cung cấp một dịch vụ thì
trước hết cán bộ hoặc người có thẩm quyết định cho vay phải xác định liệu sản
phẩm hoặc dịch vụ sản xuất ra có được thị trường chấp nhận khơng và nếu có thì
ở mức giá nào. Việc cho vay khơng đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm,
8