I.3 Mục đích của đấu thầu xây dựng và vai trò của pháp luật về đấu thầu xây dựng ở Việt Nam.
Tải bản đầy đủ - 0trang
Đảm bảo sự quản lý của Nhà Nước: Thông qua đấu thầu, Nhà Nước quản lý
các dự án xây dựng, và qua đó chọn lụa được nhà thầu đáp ứng được u
cầu xây dựng, tiến độ cơng trình.
I.3.2. Vai trò của pháp luật về đấu thầu xây dựng ở Việt Nam.
Hoạt động xây dựng luôn gắn liền những nguồn vốn đầu tư lớn của Nhà
Nước. Xây dựng là một quá trình liên tục, phát triển cùng với sự tồn tại của đời
sống xã hội. Vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng tránh sự
thất thoát trong việc sử dụng ngân sách, xây dựng các cơng trình kém chất lượng.
Ngày nay, pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động xây dựng được thể hiện trên các
góc độ: lâp quy hoạch xây dựng, lập dự án xây dựng cơng trình, khảo sát, thiết kế,
thi cơng, giám sát thi công, quản lý dự án đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu
trong hoạt động xây dựng. Ta có thể thấy, vai trò của pháp luật được thể hiện trong
một số khía cạnh sau:
Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng, góp phần thúc
đẩy xã hội phát triển. Chủ đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn các dịch vụ
thi cơng xây lắp có chất lượng với giá thành hợp lý nhất thông qua đấu thầu.
Sự cạnh tranh của các nhà thầu chính là cơ sở để chủ đầu tư chọn được nhà
thầu tối ưu. Mỗi nhà thầu muốn trúng được hợp đồng cần phải cung ứng
được các điều kiện về kỹ thuật, chất lượng cao nhất với giá bỏ thầu thấp,
đồng thời vẫn thu được lợi nhuận nếu ký kết và thực hiện cơng trình. Để đạt
được điều này, các nhà thầu phải không ngừng cải tiến quy trình cơng nghệ
nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho bên tham
gia, thúc đẩy xã hội phát triển
Nhờ có phát luật về đấu thầu xây dựng, các nhà thầu có mơi trường cạnh
tranh bình đẳng, cơng khai, minh bạch. Khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu
có quyền lợi và địa vị ngang nhau, cùng cạnh tranh một cách rõ ràng, không
giấu giếm.
Được pháp luật điều chỉnh việc lựa chọn nhà thầu trở nên có trật tự hơn.
Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức được hướng dẫn về cách thức tổ chức
15
chọn lựa nhà thầu xây dựng. Ở Việt Nam, việc tiến hành đấu thầu hình
thành chưa lâu, nhưng đã trở thành một phương pháp lựa chọn nhà thầu có
hiệu quả trong nền cơ chế thị trường cạnh tranh. Các quy định pháp luật
Việt Nam về đấu thầu đi trước so với các quan hệ kinh tế mà nó điều chỉnh,
và thường mang tính hướng dẫn cho các chủ thể trong quan hệ về đấu thầu
do kinh nghiệm về đấu thầu ở nước ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt các quy
định pháp luật về đấu thầu có được là sự du nhập của các quy định nước
ngoài và quốc tế.
I.4. Những vấn đề pháp lý về hành vi chống hạn chế cạnh tranh trong đấu
thầu xây dựng ở Việt Nam
I.4.1. Khái niệm chống hạn chế cạnh tranh
Cạnh tranh là nền tảng cho sự vận hành của cơ chế thị trường, thúc đẩy và
hợp lý hóa sản xuất, thoản mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và là động lực cho sự
phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Nước ta hiện nay, quá trình cạnh tranh
diễn ra khá mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh
Pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm điều chỉnh
hành vi cạnh tranh trên thị trường với mục đich bảo vệ tự do cạnh trah cũng như
cơ cấu và tương quan thị trường [18]
Những hành vi hạn chế cạnh tranh đôi khi không làm tổn hại đến lợi ích riêng
rẽ của bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào mà thậm chí ngược lại. Song hạn chế
cạnh tranh có nghĩa là đi đến thủ tiêu cạnh tranh, làm phá vỡ cạnh tranh và cuối
cùng là phá vỡ cơ cấu thị trường. Đây là hiện tượng đi ngược lại lợi ích chung của
cộng đồng, của nền kinh tế và di ngược lại nguyên lý phát triển kinh tế thị trường.
Cũng vì lý do đó, trong những trường hợp hạn chế cạnh tranh, Nhà Nước thường
chủ động vào cuộc để có những biện pháp pháp lý và hành chính cương quyết.
Những hành vi hạn chế cạnh tranh đối với thị trường và xã hội có mức độ
nguy hại rất lớn. Thể hiện ở việc những hành vi vi phạm không những trực tiếp
xâm hại đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh, lợi ích của người tiêu dùng, lợi
16
ích của tồn bộ nền kinh tế, mà còn phá vỡ hay thay đổi cơ cấu, trật tự của một
khu vực thị trường, nghành hàng nhất định.
Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh không chỉ điều chỉnh những hành vi cụ
thể mà còn có chức năng bảo vệ cơ cấu và tương quan thị trường, duy trì và bảo
đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, bảo đảm một trật tự cạnh
tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là một chế định độc lập trong hệ thống
pháp luật cạnh tranh nói riêng và trong hệ thống pháp luật kinh tế nói chung. Hiện
nay, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh có phạm vi điều chỉnh rộng có thể liên
quan đến mọi hoạt động kinh doanh trên thương trường, ngay cả những hành vi
hạn chế cạnh tranh nằm ngoài lãnh thổ của một nước, nhưng có ảnh hưởng tiêu
cực đến thị trường của nước khác thì vẫn bị xử lý theo pháp luật chống hạn chế
cạnh tranh của nước này.
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật cạnh tranh 2004 của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định: “Hành vi hạn chế
cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh
trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lam dụng vị trí
thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế”
I.4.2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: là hành vi cấu kết giữa hai hay nhiều doanh
nghiệp để thủ tiêu cạnh tranh giữa chúng và ngăn cản việc tham gia thị trường của
các đối thủ cạnh tranh khác cũng như sự nhập cuộc của doanh nghiệp tiềm năng.
Về mặt hình thức, những thoản thuận này có thể được hình thành thơng qua các
hợp đồng, nghị quyết, các thỏa thuận, ngầm giữa các doanh nghiệp. Hiện nay,
thông thường các thỏa thuận này thường được thể hiện dưới dạng thỏa thuận ngầm
hoặc cùng hành động để tránh bị phát hiện và xử lý. Sự tồn tại của các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh là một đòi hỏi thực tế khách quan cần có sự thừa nhận và điều
chỉnh bằng pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế.
17
Theo Điều 8 Luật Cạnh Tranh 2004[ 7], những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
bao gồm:
“1.Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp;
2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung
ứng dịch vụ;
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán hàng hoá, dịch vụ;
4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua,
bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các
bên của thoả thuận;
8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc
cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.”
Luật Cạnh Tranh Việt Nam 2004[7] liệt kê cụ thể các thỏa thuận được coi là
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết,
nhằm làm hạ giá thành và làm lợi cho người tiêu dùng thì pháp luật cũng đã dự
liệu đến việc miễn trừ áp dụng các quy định cấm đối với một số hành vi nhất định.
Một hành vi chỉ được miễn trừ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định và được
cơ quan quản lý cạnh tranh cho phép bằng văn bản.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các Khoản 1,2,3,4,5 Điều 8 Luật
Cạnh Tranh 4], khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường
liên quan từ 30% trở lên được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng được các tiêu chí:
Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, mơ hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật
18
của chủng loại sản phẩm; Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh
tốn nhưng khơng liên quan đến giá và các yếu tố của giá; Tăng cường sức cạnh
tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tăng cường sức cạnh tranh doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trường quốc tê;
Có thể nhận thấy, chỉ có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khơng bị cấm
tuyệt đối mới được hưởng nhưng trường hợp miễn trừ với một số điều kiện nhất
định và sự miễn trừ ln có thời hạn. Các bên thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải
đáp ứng một trong số các điều kiện mà Luật Cạnh Tranh [7] đưa ra để được hưởng
miễn trừ.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được hình thành theo chiều ngang hoặc
theo chiều dọc của quá trình kinh doanh
- Thỏa thuận ngang là thỏa thuận diễn ra giữa các doanh nghiệp ở cùng một
nghành hàng nhằm hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh giữa họ với nhau hoặc
trên toàn bộ thị trường
- Thỏa thuận chiều dọc là thỏa thuận nhằm hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ở các khâu khác nhau của quá trình sản xuất cho đến
tiêu thụ. Thỏa thuận này thường liên quan đến các điều kiện, theo đó các
bên mua, bán hay bán lại một số hàng hóa hoặc dịch vụ đối với bên thứ ba
Thông thường, thỏa thuận ngang sẽ gây nhiều tác động xấu đến sự vận hành
của thị trường hơn là thỏa thuận dọc. Luật Cạnh tranh Việt Nam chưa có sự phân
biệt giữa thỏa thuận ngang và thỏa thuận dọc.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền:
- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: để đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh
về hành vi lạm dụng quyền lực thị trường khơng phải dễ bởi đây là vấn đề có nội
dung phúc tạp. Kinh nghiệm của quốc tế và các nước phát triển cũng không chú
trọng nhiều vào việc đưa ra một định nghĩa chuẩn và chính xác cho hành vi này
mà thường xác định những tiêu chí cơ bản để nhận diện hành vi lạm dụng quyền
lực thị trường. Tuy nhiên, một định nghĩa tương đối về hành vi lạm dụng quyền
lực thị trường cũng rất có ý nghĩa vì nó giúp cho việc xác định các tiêu chí nhận
diện hành vi lạm dụng quyền lực thị trường được đầy đủ và có hệ thống.
19
Trước tiên, muốn xác định hành vi lạm dụng quyền lực thị trường cần phải
hiểu thế nào là quyền lực thị trường. Theo từ điển thương mại quốc tế
[19]
(Walter
Good), địa vị thống lĩnh thị trường (quyền lực thị trường) là khả năng của một
doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến cách xử sự của một doanh nghiệp khác
bất kỳ ngược hay xi. Theo đó, quyền lực thị trường là khả nang ảnh hưởng của
một doanh nghiệp đến hành vi của một doanh nghiệp khác trên thương trường.
Quyền lực thị trường cũng có thể hiểu là khả năng kiểm soát thức tế hoạc
tiềm năng đối với thị trường của một hay một nhóm các doanh nghiệp. Sự kiểm
sốt có thể căn cứ trên các cơ sở: thị phần, doanh thu hàng năm, quy mô tài sản, số
lượng nhân viên,.. ngồi ra nó còn được căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp
trong việc tăng hoặc giảm giá trên (hoặc dưới) mức cạnh tranh trên thị trường
trong một giai đoạn nhất định[12].
Theo pháp luật Cạnh Tranh, doanh nghiệp được coi là có quyền lực thị
trường phải đạt tới mức độ mà nếu muốn, doanh nghiệp có thể sử dụng quyền lực
thị trường để hạn chế cạnh tranh hoặc bóc lột người tiêu dùng, ngược lại doanh
nghiệp sẽ khơng được coi là có quyền lực thị trường. Mức độ này được xác định
trên các tiêu chí thị phần, rào cản gia nhập thị trường hoặc một số yếu tố khác làm
doanh nghiệp có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể như năng lực tài
chính, số lượng nhân viên, trình độ khoa học, cơng nghệ, nhãn hiệu hàng hóa, quy
mơ hệ thống phân phối… Hầu hết những nước đã xây dựng pháp luật cạnh tranh
đều sử dụng tiêu chí thị phần làm thước đo chính cho mức độ quyền lực thị
trường.
Có quyền lực thị trường được hiểu là vị trí khơng chỉ một doanh nghiệp mà
còn có thể là của một nhóm doanh nghiệp cùng hành động. Ở đây rõ ràng muốn đề
cập đến những thị trường có độ tập trung cao như trong trường hợp độc quyền
nhóm, khi mà một nhóm doanh nghiệp kiểm soát phần lớn thị trường, do vậy các
doanh nghiệp này có thể thống lĩnh và hành động như một doanh nghiệp độc
quyền.
“Lạm dụng” khơng phải là hành vi tích cực mà là hành vi tiêu cực, khơng
được khuyến khích và ủng hộ. Một doanh nghiệp có quyền lực thị trường nếu
20
muốn sử dụng ưu thế này của mình vào những mục đích đúng đắn có lợi cho
người tiêu dùng thì ln được khuyến khích vì lợi ích nó tạo ra lớn hơn hẳn các
doanh nghiệp khơng có quyền lực thị trường. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp chỉ biết
đến lợi ích của riêng mình, sử dụng ưu thế này vào mục đích xấu, gây thiệt hạo
cho người tiêu dùng và hạn chế cạnh tranh thì việc sử dụng đó được coi là lạm
dụng. Như vây, lạm dụng quyền lực thị trường là hành vi của doanh nghiệp có
quyền lực thị trường sử dụng để bóc lột người tiêu dùng hoặc gây hạn chế cạnh
tranh nhằm duy trì hay tăng cường vị thế của nó trên thị trường.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thường dẫn đến hệ lụy là việc đào thải
các đối thủ cạnh tranh kém hiệu quả, nhưng cùng với đó là việc củng cố vị trí, sức
mạnh thị trường của những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Từ đó hành vi
cạnh tranh của doanh nghiệp có quyền lực thị trường, nhất là các doanh nghiệp
thống lĩnh thị trương thường ảnh hưởng đến cạnh tranh của các chủ thể kinh
doanh khác. Điều 11 Luật Cạnh Tranh 2004[7] quy định doanh nghiệp, nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
“1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần
từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể.
2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng
hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên
quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên
quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên
quan.”
Điều 13 Luật Cạnh Tranh 2004[7] quy định cá hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường bị cấm đối với các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp:
21
“1. Bán hàng hố, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối
thủ cạnh tranh;
2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán
lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở
sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo
bất bình đẳng trong cạnh tranh;
5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng
hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.”
- Vị trí độc quyền: Khi doanh nghiệp tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ
mà khơng có đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan thì doanh nghiệp đó được
coi là có vị trí độc quyền.
Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004[7], quy định các hành vi lạm dụng vị trí độc
quyền bị cấm đối với cách doanh nghiệp đó là:
“1. Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;
2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng
đã giao kết mà khơng có lý do chính đáng.”
Tập trung kinh tế: Là hình thức liên kết các hoạt động kinh doanh giữa hai
hay nhiều doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu cạnh tranh nhất định.
Thực chất của tập trung kinh tế là việc hình thành những liên minh, tập đồn kinh
tế nhằm khai thác những lợi thế kinh tế, qua đó chi phối các vấn đề như: thị
trường, số lượng, giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Mục đích của việc kiểm
sốt hành vi tập trung kinh tế không phải để ngăn cấm hành vi ngày, cũng khơng
phải khuyến khích nó, mà nhằm ngăn chặn nhưng hậu quả làm ảnh hưởng tiêu
cực đến tình hình cạnh tranh do hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ gây ra cho thị
22
trường. Những tiêu chí để đánh giá các vụ tập trung kinh tế bị cấm là thị phần,
tổng doanh thu hàng năm, số lượng nhân viên, quy mô kinh doanh.
Điều 16 Luật Cạnh Tranh[7] quy định: “ Tập trung kinh tế là hành vi của
doanh nghiệp bao gồm:
1. Sáp nhập doanh nghiệp;
2. Hợp nhất doanh nghiệp;
3. Mua lại doanh nghiệp;
4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
5. Các hành vi tập chung kinh tế theo quy định của pháp luật;”
Mục tiêu của doanh nghiệp này là ngăn cản việc tích tụ, tập trung của các
doanh nghiệp trên thị trường dẫn đến hậu quả là tạo ra một doanh nghiệp khống
chế được thị trường. Việc ngăn cản hình thành các doanh nghiệp khống chế được
thị trường sẽ giúp duy trì được mơi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, có lợi
ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, quy định về quy mơ tích tụ ohair đảm bảo
khơng ngăn cản việc hình thành những cơng ty lớn có khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới, cho nên chỉ cấm tập trung kinh tế neeys thị phần kết hợp của các
doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan,
trừ một số trường hợp được miễn trừ như khi tập trung kinh tế trong khi doanh
nghiệp có nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản hay việc tập trung kinh
tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ
kỹ thuật, công nghệ.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về hạn chế cạnh tranh trên thị trường
được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, kể cả lĩnh vực thuộc chuyên nghành
hẹp, do đó còn có những nội dung chỉ mang tính chất tổng quát và cũng chưa bao
quát được tất cả các trường hợp về vi phạm hạn chế cạnh tranh. Để đạt được điều
đó, cần phải có những văn bản dưới luật như các Nghị định, thông tư,.. của các
Bộ, Ngành có liên quan hướng dẫn và giải thích cụ thể hơn nữa thì Luật Cạnh
Tranh mới có thể thực thi được một cách hiệu quả.
23
I.4.3. Chống hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Khi xét riêng về lĩnh vực đấu thầu, những hành vi hạn chế cạnh tranh được
quy định rất rõ ràng và cụ thể trong:
- Luật Đấu Thầu
- Nghị định số 111/2006/NĐ - CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn thi
hành Luật Đấu Thầu.
- Nghị định 88/1999/NĐ – CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 của Chính Phủ về
quy chế đấu thầu.
- Nghị định 14/2000/NĐ – CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính Phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo
Nghị định số 88/CP
-
Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Chính
Phủ hướng dẫn thi hành Luật Ðấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng
theo Luật Xây dựng. Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự
án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Đấu
thầu.
- Văn bản Số 1235/BKH-QLĐT Hướng dẫn lập danh mục dự án cần chỉ định
thầu theo văn bản số 229/TTg-KTN ngày 16/02/2009.
- Quyết định 419/2008/QĐ-BKH Ban hành Mẫu báo cáo thẩm định Kết quả
đấu thầu ngày 7 tháng 4 năm 2008.
- Quyết định 49/2007/QĐ-TTg Quy định các trường hợp đặc biệt được chỉ
định thầu ngày 11 tháng 4 năm 2008
- Quyết định 731/2008/QĐ-BKH Ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ngày
10 tháng 6 năm 2008
Trong đấu thầu xây dựng, khái niệm “thông đồng” chỉ những hành vi cấu kết
giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giữa chủ đầu tư với nhau, giữa nhà tư vấn và nhà
thầu, … Hành vi “thông đồng” làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu nói chung
và đấu thầu xây dựng nói riêng. Do có “thơng đồng” mà cơng tác đấu thầu chỉ còn
mang hình thức, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà Nước, tâm lý chán nản cho nhà
thầu chân chính. Luật Cạnh Tranh quy định trong Khoản 8 Điều 8 cụ thể về hành
24
vi “thông đồng” - hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng: “Thông đồng để
một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ”.
Rõ ràng những quy định về đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói
riêng đã được Nhà Nước ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều lần để ngày càng gắn
liền với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, trong những năm qua, cơng tác đấu thầu
vẫn còn mang tính hình thức nhiều, chưa đem lại hiệu quả cao, kìm nén sự cạnh
tranh lành mạnh của các nhà thầu.
25