Tính cấp thiết của đề tài
Tải bản đầy đủ - 0trang
2
doanh nghiệp hoạt động trong ngành y tế để đủ sức chiếm lĩnh thị trường nội
địa và tăng nhanh giá trị xuất khẩu đang trở nên cấp thiết.
Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị Y tế Memco được thành lập năm
2009 tại Đà Nẵng, là nhà sản xuất các thiết bị và vật tư cho ngành y tế. Nhờ
có nền tảng vững chắc và đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, Công ty
Memco đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đồng thời khẳng định được tên tuổi
cũng như sự hấp dẫn của mình ở nhiều bệnh viện lớn trong nước như Bệnh
viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức… Cũng như nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong ngành y tế, Công ty Memco đang phải đối diện với áp lực cạnh
tranh vô cùng gay gắt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, văn
hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng và vị trí vơ cùng quan trọng. Vấn đề
xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Memco đã chưa quan tâm và chú
ý đúng mức. Cơng ty rất muốn xây dựng văn hóa với những đặc thù cho riêng
mình nhưng khơng biết phải bắt đầu từ đâu. Văn hóa doanh nghiệp ít nhiều đã
hiện hữu nhưng đa phần do tự phát mà thành. Tình trạng biến động nhân sự
khiến cơng ty cũng khó giữ được những nét đặc trưng của doanh nghiệp. Vì
vậy, có thể nói việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp khơng phải là một vấn đề
dễ dàng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khác hoạt động cùng lĩnh vực ở Việt
Nam chỉ chú ý xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi quy mơ cơng ty đã khá
lớn. Do đó, hơn lúc nào hết, Cơng ty Memco đã nhận thấy được tính cấp thiết
của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ những năm đầu thành lập.
Những điều trên đã đặt ra một yêu cầu nhằm phân tích, đánh giá thực
trạng văn hóa doanh nghiệp và đề ra các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa
doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị Y tế Memco một cách
đầy đủ và sâu sắc. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tơi đã chọn đề tài
“Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị y tế
Memco’’
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3
Nghiên cứu được thực hiện với những mục tiêu chính: hệ thống hóa và
làm rõ các khái niệm, nội dung có liên quan đến văn hóa doanh nghiệp; phân
tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Vật tư và
Thiết bị Y tế Memco; lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn
nhằm hồn thiện văn hóa doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến VHDN tại tại Công
ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị y tế Memco
Đối tượng khảo sát là 45/63 cán bộ và nhân viên làm việc tại Công ty Cổ
phần Vật tư và Thiết bị Y tế Memco.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị y tế Memco.
- Thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập trong
khoảng thời gian chủ yếu từ 2011 đến 2016. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ
cấp dùng cho dự báo tình hình phát triền của Cơng ty Cổ phần Vật tư và Thiết
bị Y tế Memco chủ yếu đến năm 2020. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong
năm 2016 thông qua các phiếu khảo sát. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
hồn thiện văn hóa doanh nghiệp chủ yếu đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với những phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: dựa trên mơ hình văn hóa doanh nghiệp của
Schein nhằm quan sát những giá trị văn hóa hữu hình tại Công ty Cổ phần Vật
tư và Thiết bị Y tế Memco.
Phương pháp khảo sát thực tiễn: sử dụng bảng câu hỏi để điều tra 45/63
nhân viên của Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị Y tế Memco thông qua
phiếu khảo sát. Phương pháp này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng
những giá trị được tuyên bố và những giá trị ngầm định tại công ty. Bảng câu
hỏi được in và gửi trực tiếp đến người được khảo sát. Thang đo được sử dụng
trong nghiên cứu này là thang đo Likert năm mức độ.
4
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Người nghiên cứu tiến hành phỏng
vấn sâu trực tiếp một vài cá nhân nhằm tìm hiểu những kết quả văn hóa doanh
nghiệp đạt được và những hạn chế còn tồn tại dưới những góc nhìn khác
nhau. Các cuộc phỏng vấn sâu cá nhân được tiến hành trong khoảng từ 90
phút. Người được chọn phỏng vấn là lãnh đạo cấp cao – người đầu tiên xây
dựng, tiếp cận văn hóa doanh nghiệp và nhân viên thừa hành – người thụ
hưởng trực tiếp các chương trình văn hóa doanh nghiệp.
Phương pháp suy luận logic: Kết quả phân tích cùng với các thông tin
khác sẽ được tổng hợp và suy luận để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực
tiễn nhằm mục đích hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Vật
tư và Thiết bị Y tế Memco.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và một số phụ
lục, kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty
Cổ phần Vật tư và Thiết bị y tế Memco
Chương 3: Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ
phần Vật tư và Thiết bị y tế Memco
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã nghiên cứu và tìm
đọc những tài liệu liên quan đến đề tài văn hóa doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực
khác nhau như:
[4] Nguyễn Văn Dung (2010), Văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo, NXB
Giao thơng vận tải đề cập tới định nghĩa văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo liên
quan tới văn hóa doanh nghiệp như thế nào. Cuốn sách còn trình bày tổng
lược hệ thống về một số khía cạnh mơ tả văn hóa mà nhà nghiên cứu và lãnh
đạo cần quan tâm, mơ tả bí quyết để giải mã văn hóa cho người bên trong và
5
bên ngồi doanh nghiệp từ đó đề cập cách thức các nhà sáng lập và nhà lãnh
đạo tạo lập và phát triển văn hóa.
[5] Dương Thị Liễu (2012), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân có nội dung trình bày tổng quan về văn hóa kinh doanh
như khái niệm, đặc điểm, các nhân tố tác động, các yếu tố cấu thành văn hóa
kinh doanh như triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân,
văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh. Cuốn sách còn phân
tích sự đa dạng, phong phú của văn hóa kinh doanh quốc tế và phác thảo đời
sống văn hóa kinh doanh Việt Nam.
[8] Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hoá kinh
doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân đề cập tới đạo đức kinh doanh, Văn
hoá doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội. Đồng thời cố gắng giải thích nguồn
gốc cơ bản của những mâu thuẫn thông qua sáu triết lý đạo đức điển hình có
ảnh hưởng chi phối đến hành vi con người trong kinh doanh và sự khác nhau
trong cách tiếp cận khu thực thi những nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp về
kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân văn. Tài liệu cũng cung cấp những cơng cụ
phân tích và hoạch định giải pháp cho các vấn đề đạo đức; các biểu trưng, các
mơ hình và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.
[9] Nguyễn Mạnh Quân (2012), Chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp có nội
dung khái quát văn hóa doanh nghiệp và các đặc trưng của nó. Sau đó, trình
bày các phương pháp để phân tích văn hóa doanh nghiệp, các triết lý để theo
đuổi và các triết lý trong một số mơ hình văn hóa doanh nghiệp điển hình.
Cuối cùng, chuyên đề hướng dẫn cách xây dựng phong cách về văn hóa
doanh nghiệp.
[11] Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục,
thành phố Hồ Chí Minh đề cập tới những tri thức cơ bản cần thiết cho việc
6
tìm hiểu một nền văn hóa, giúp nắm được các đặc trưng cơ bản cùng các quy
luật hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam.
[14] Võ Thị Thạch (2011), Luận văn thạc sĩ “Xây dựng văn hóa doanh
nghiệp cho Cơng ty cổ phần dược y tế Quảng Nam”, Đại học Kinh tế Đà
Nẵng. Nội dung của đề tài là văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần
Dược – Vật tư Y tế Quảng Nam, từ đó rút ra thực trạng về văn hóa doanh
nghiệp của cơng ty. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xây
dựng và thay đổi văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế
Quảng Nam trong thời gian tới. Phương pháp được tác giả sử dụng trong đề
tài này là phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử và duy vật biện chứng,
phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích.
[17] Schein, Edgar H (1989), Organizational Culture and Leadership,
San Francisco: Jossey-Bass đã định nghĩa về văn hóa và cung cấp các mơ
hình cho cách tư duy về văn hóa. Đồng thời cung cấp các yêu tố cốt lõi để
phân tích văn hóa và đánh giá một vài loại hình văn hóa nổi bật đã được áp
dụng từ đó mơ tả các động lực tác động đến sự hình thành, phát triển và thay
đổi của văn hóa.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa. Đó là do bản thân các vấn đề văn hóa
rất phức tạp, đa dạng, do vậy, các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác
nhau dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm văn hóa.
- Tiếp cận về ngơn ngữ: Thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ châu Âu, tiếng
Pháp và tiếng Anh gọi là Culture, tiếng Đức gọi là Kultur. Các tiếng này lại
xuất phát từ tiếng La tinh là Cultus. Cultus có nghĩa là trồng trọt theo hai
nghĩa: Agriculture là trồng trọt cây ăn trái và cultus animis là trồng trọt tinh
thần. Vậy từ Cultus – văn hóa hàm chứa hai khía cạnh: trồng trọt cây ăn trái
tức là thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục, đào tạo con
người hoặc một cộng đồng để họ trở nên tốt đẹp hơn. Ở Phương Đông, trong
tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri
thức, trí tuệ con người có thể đạt được bàng sự tu dưỡng của bản thân và cách
thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ hóa trong văn hóa là việc
đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa giáo dục và hiện thực hóa
đời sống trong thực tiễn. Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả Phương
Đơng và Phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun
trồng nhân cách của con người. [5, 8]
- Tiếp cận về quan niệm và cách hiểu: Khái niệm văn hóa được dùng
theo nhiều nghĩa, nhưng có thể quy về hai cách hiểu chính:
+ Hiểu theo nghĩa hẹp: văn hóa được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng,
theo không gian, thời gian hoặc chủ thể. Giới hạn theo bề sâu, văn hóa được
hiểu là những giá trị tinh hoa, mang tính chất tinh thần (nếp sống văn hóa, văn
8
hóa nghệ thuật…). Giới hạn theo bề rộng, văn hóa được dùng để chỉ những
giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa ẩm thực, văn hóa kinh doanh) hoặc kiến
thức (trình độ văn hóa, học văn hóa), ứng xử (nếp sống văn hóa). Giới hạn
theo khơng gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù theo từng
vùng (văn hóa Nam Bộ, văn hóa Phương Đơng…). Giới hạn theo thời gian,
văn hóa được dùng để chỉ những giá trị của từng dân tộc, từng nhóm xã hội…
(văn hóa Việt Nam, văn hóa đại chúng, Văn hoá doanh nghiệp…). [5, 9]
+ Hiểu theo nghĩa rộng: Theo nghĩa này, định nghĩa văn hóa cũng có rất
nhiều
Năm 1874, trong cơng trình Văn hóa ngun thủy (xuất bản năm 1871), nhà
nhân chủng học người Anh Edward Burnett Tylor (1832-1917) đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật lệ, phong tục và tất cả nhũng khả năng, thói quen, tập quán mà con người đạt
được với tư cách là thành viên trong một xã hội”. [12, 4]
Vào năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày một quan niệm về
văn hố: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hố. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. [6, 431]
Tháng 12 năm 1986, UNESCO phát triển thêm định nghĩa về văn hóa:
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các
cộng đồng trong quá khứ, hiện tại qua các thể kỷ hoạt đồng sáng tạo đã hình
thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và cách thể hiện, đó là những
yếu tố xác định tính cách riêng của mỗi dân tộc”. [5, 11]